Cài đặt tùy chỉnh

Tùy chỉnh
Mục lục
Đánh dấu

Ta Tại Lê Sơ Làm Quân Phiệt

Chương 176: Chương 176: Giải phóng nông nô: Lợi và hại

Ngày cập nhật : 2024-11-16 17:37:22
Chương 176: Giải phóng nông nô: Lợi và hại

Qua ánh mắt, Quốc thấy được sự nghi hoặc, không cam tâm, thở dài:

“Bản Vương biết không ít người trong các ngươi cho rằng bản vương lý tưởng hoá? Nhưng các ngươi đã bao giờ tự hỏi, tại sao người Thượng ( - dân tộc vùng cao) thỉnh thoảng nổi loạn, nhưng chính quyền trung ương từ thời Lý - Trần đến nay vẫn luôn bao dung. Mỗi lần cho quân lên đập tan xong lại ‘khoan hồng, độ lượng thả ra’ chưa kể còn gả công chúa, quận chúa để thông hôn, dỗ dành đám đó.”

Thấy mọi người trầm mặc, Quốc tiếp:

“Bởi dân số chúng ta quá ít, đánh được nhưng không quản được. Đầu tiên là người Thượng cùng người Việt tuy là con rồng cháu tiên nhưng ngôn ngữ, văn hoá bất đồng, việc sống chung là rất khó. Muốn quản được thì phải cử người hiểu văn hoá, nhưng nhân tài như lá rụng mùa thu. Thứ hai, cho dân lên sống để dần dần đồng hoá, nhưng năm xưa người Hán 1000 năm đô hộ còn không làm được. Chưa kể, muốn dân lên thì phải tạo điều kiện tốt, lợi ích rõ ràng. Đơn giản nhất là ruộng người Việt sẽ được khu bằng phẳng, người Thượng chỉ được khu ruộng bậc thang. Bất công sẽ khiến mâu thuẫn dần thêm sâu sắc. Thứ ba, phải duy trì một số lượng lính nhất định. Thứ tư, muốn thu tiền bù cho chi phí bỏ ra, tối đa lợi ích thì phải bóc lột, vơ vét tài nguyên, như thế mâu thuẫn càng sâu sắc. Chúng như một vòng lặp. Và cuối cùng sau bao xương máu, thì biện pháp tốt nhất, hoàng tộc làm bao đời là là Dùng Di trị Di, đồng thời vỗ về, thông hôn.”

Bình Luận

0 Thảo luận