Cài đặt tùy chỉnh

Tùy chỉnh
Mục lục
Đánh dấu

Ta Tại Lê Sơ Làm Quân Phiệt

Chương 133: Chương 133: Sơ khởi chiến tranh

Ngày cập nhật : 2024-11-16 17:36:24
Chương 133: Sơ khởi chiến tranh

Chiêm Thành là quốc gia của người Chăm có lịch sử tương đối lâu đời. Khi người Việt còn trong thời kỳ Bắc thuộc thì người Chăm đã giành độc lập và xây dựng nhà nước trung ương của riêng mình, gọi là Lâm Ấp. Tổ chức nhà nước mang theo đặc trưng tương tự giống các quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo là Mandala, khi người đứng đầu là Vương, quản lý các ‘hành tỉnh’ thông qua Tổng đốc, với sự ràng buộc duy nhất là ‘luật Thiêng’. Người Chăm chia làm hai cộng đồng chính là Chăm Dừa ở phía Bắc và Chăm Cau ở phía Nam, ngôi vị người Chăm không phải theo kiểu cha truyền con nối mà theo sức mạnh cộng đồng, cộng đồng mạnh thì người đứng đầu cộng đồng đó làm Vương, Kinh đô cũng được đặt ở cộng đồng đó. Chính vì thế, ngoài đối phó với các thế lực bên ngoài thì nội bộ người Chăm lục đục liên miên, không thể ổn định phát triển, Chiêm Thành dần tụt hậu. Sau này khi vị vua vĩ đại nhất của người Chăm là Chế Bồng Nga t·ử t·rận, Chiêm Thành dần phải cúi đầu xưng thần và khi Thánh Tông tràn quân vào đ·ốt p·há thành Đồ Bàn, bắt g·iết vô số người Chăm, Chiêm Thành bước trên bờ diệt vong.

Nhưng như bất cứ dân tộc nào khác, càng bị dồn vào thì tinh thần dân tộc càng phát huy, con người càng đoàn kết mà người Chăm cũng không ngoại lệ. Từ khi lui về Phan Rang, người Chăm dần phát triển kinh tế, thành Hồ (tại huyện Phú Hòa, phía Tây thành phố Tuy Hòa ngày nay) cũng dần khôi phục sự phồn vinh của thành Đồ Bàn xưa. Lúc này trong cung điện, Bà Cấp ( - Quốc Vương Chiêm Thành) tựa lưng trên ghé, trầm giọng:

“ Đã có tin tức từ đèo Cù Mông chưa?”

Trà Lộc ( - Tắt bà địa ca: người đứng đầu quan Văn) đáp:

Bình Luận

0 Thảo luận