Cài đặt tùy chỉnh

Tùy chỉnh
Mục lục
Đánh dấu

Ta Tại Lê Sơ Làm Quân Phiệt

Chương 55: Chương 55: Tam giáo đồng nguyên

Ngày cập nhật : 2024-11-16 17:34:13
Chương 55: Tam giáo đồng nguyên

Sẵn tâm tình không tệ, Quốc nhìn đám người, cười:

"Bản quan hỏi các ngươi, các ngươi học vì cái gì?"

Không khí đang nhộn nhạo bỗng im bặt, giống hệt hắn mỗi khi nghe kiểm tra bài cũ, Quốc nhìn sang người học sinh vừa viết giúp, cười:

"Bản quan quên mất, ngươi tên gì?"

Được hỏi thăm, người học sinh đáp:

"Thưa Lê tư nghiệp, học sinh tên Hứa Tam Tỉnh, quên Yên Phong."

Nghe xong, bất thình lình, Quốc nhớ giai thoại "Trạng (làng) Me đè trạng (làng) Ngọt" chỉ vì xấu xí mà Hứa Tam Tỉnh từ Trạng Nguyên xuống Bảng Nhãn, không khỏi nhìn nhiều một mắt, nói:

"Mục đích ngươi đọc sách để làm gì?"

Hứa Tam Tỉnh đáp:

"Thưa Lê Tư nghiệp, học sinh đọc sách mong muốn nổi bật, ra làm quan tạo phúc cho bách tính."

Quốc không nhận xét mà chỉ thêm mấy người khác, có người mở màn nên đám học sinh cũng mạnh bạo hơn, chỉ có 1 số ít vẫn ngượng ngùng:

"Học sinh đọc sách để trau dồi kiến thức phát triển Đại Việt Hùng Mạnh."



"Học sinh đọc sách vì nhà nghèo, chỉ có đọc sách mới có cơ hội thay đổi cuộc sống, gia đình không phải chịu đói."

....

Phần lớn câu trả lời không có khác biệt mấy, Quốc mới mỉm cười, nói:

"Thân thể yếu, đọc sách để rèn tính kiên trì, tàn nhưng không phế. Đầu óc không được, đọc sách để sáng suốt hơn. Không có tiền, đọc sách để tìm cơ hội. Không có thời gian đi lại, đọc sách để nâng cao kiến thức...Đọc sách hầu như thoả mãn được mọi nhu cầu, đầu tư nhỏ lợi ích lớn."

Đám học sinh nghe xong tỉnh ngộ, bởi cùng một ý nghĩ nhưng Quốc diễn giải dễ hiểu hơn. Hứa Tam Tỉnh mạnh bạo, nói:

"Thưa đại nhân, vậy mục đích đọc sách của người là gì?"

Quốc ngẩng mặt cao hướng 45 độ, đắng chát đáp:

"Không dối gạt các ngươi, bản quan đọc sách để tránh bị chửi."

Cả đám ngơ ngác, Quốc tiếp:

"Nếu không có những lời mắng chửi đó, bản quan cũng không thể có ngày hôm nay. Nên mỗi khi bị mắng, bản quan lại đứng trước ao nhìn bóng mình dưới mặt hồ, hỏi: Mình xấu không? Xấu. Mình có tiền không? Không. Mình có lão bà không? Không. Vừa xấu, vừa không có tiền, vừa không có lão bà, nếu không đi kiểm tra công danh tốt, thì c·hết trong phòng không ai biết."

Lời nói tuy là tự sự nói về bản thân, nhưng ai ai cũng cảm thấy đâm tâm, nhất là Hứa Tam Tỉnh dù sao vẻ ngoài luôn là sự tự ti, hắn muốn ôm ngực c·hết quách cho xong. Quốc thu hết biểu lộ vào mắt, trong lòng không khỏi thở dài, một đám chỉ là đám mọt sách, không nắm được cái hồn, hàm dưỡng Nho gia 'thấy núi không sập, không biến sắc) thảo nào sau này biến cố( thay vua liên tục) nhà Lê hùng mạnh thời Lê Thánh Tông nhanh chóng tan đàn xẻ nghé, nếu không phải đạo Nho được Thánh Tông cưỡng ép đề cao thì còn lâu mới có chuyện: Thờ phật ăn xôi với oản; Vua Lê - Chúa Trịnh - Chúa Nguyễn.

Quốc cầm một quyển sách trên bàn, lật vài trang, cười:



"Các ngươi chỉ đọc Ngũ thư tứ kinh?"

Cả đám trước câu hỏi có chút nghi hoặc, bởi điều này là hiển nhiên a, khẽ gật đầu, Quốc thở dài, tiếp:

"Các ngươi đọc sách đểu vì một mục đích, nhưng mỗi người là một chỉnh thể khác nhau, muốn đọc tốt cần đọc những thứ bản thân yêu thích. Làm quan thì ngũ thư tứ kinh. Làm đại phu đọc sách thuốc. Yêu thích lịch sử đọc sách sử....Người yêu lịch sử mà bắt đọc ngũ thư tứ kinh là điều thống khổ."

Thấy cả đám ngu ngơ, Quốc lắc đầu:

"Việc này các ngươi về tự ngẫm, bản quan sẽ bàn bạc lại với Tế Tửu đại nhân rồi quyết định. Cần cải cách thật nhiều."

Đúng lúc này, tiếng chuông vang báo hiệu giờ vào lớp, cả đám như được đặc xá cúi đầu, vội vã rời đi, chỉ có số ít lưu luyến, Quốc thở dài:

"Để Đại Việt hùng cường cần một chặng đường rất dài a."

Dứt lời, cũng chậm rãi đi dạo, vừa đi vừa chau mày suy nghĩ. Mục đích lần này Quốc tới đây, ngoài tìm kiếm nhân tài, phục vụ bản thân cũng như trợ lực cho Lê Thuần sau này, thì còn muốn tìm cách cải cách tư tưởng, qua đó nâng cao địa vị của nông - công - thương, ngang với sĩ. Nhưng chỉ qua vài câu hỏi ngắn ngủi, Quốc cũng thấy được sự bất cập của một nền giáo dục trong nho, nhất là tư tưởng Tống Nho.

Dù Thánh Tông đã có sự cải tiến cho phù hợp trong nước như kết hợp hài hoà Đức Trị của Nho giáo với Pháp trị. Không đề cao tuyệt đối hóa phạm trù "Tam cương, Ngũ thường" coi đó là đạo đức vĩnh hằng; mà coi trọng cả ba mối quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, Chữ trung, chữ hiếu và chữ tiết thường được nhắc nhở, biểu dương.

Nho giáo giúp khuôn phép chặt chẽ từ trung ương xuống địa phương, làng xã: bày tôi phải trung thành với vua (vua phải ra vua, bày tôi phải ra bày tôi) con phải có hiếu với cha mẹ, vợ phải giữ tiết tháo với chồng, anh em phải hòa thuận...Cũng như quật được nhân tài không để bỏ sót nhưng vẫn rơi vào 'cái bẫy' mà nhà Minh để lại trong quá trình đô hộ. Chỉ chú trọng thơ phú, văn sách, gò bó trong khuôn mẫu công thức khiến cho người học một đầu óc chỉ biết bắt chước, mô phỏng, học vẹt, không dám sáng tạo, phát kiến; tư duy thì viển vông... Mục đích học tập duy nhất là "học để làm quan" (học tắc sĩ) mà hệ quả còn tới ngày nay.

Có lẽ khả dĩ nhất là khôi phục lại Tư Tưởng Tam giáo đồng nguyên rất phát triển thời Lý - Trần, khi kết hợp chúng theo giới tính, theo các giai đoạn theo cuộc đời. Phụ nữ âm tính hơn thiên về Phật, đàn ông d·ương t·ính hơn thiên về Nho. Cùng một người Việt, khi trai trẻ thì ra sức học Nho để giúp nước, khi khổ ải trầm luân thì cầu khấn Phật trời phù hộ, khi ốm đau già yếu thì mời đạo sĩ trị bệnh trừ tà hoặc tập luyện dưỡng khí an thần. Không chỉ trong một đời, mà ngay trong một ngày cũng có thể gặp biểu hiện của ba tôn giáo nơi một con người. Hơn thế nữa, người bình dân cũng chẳng cần biết đến Nho giáo, gần gũi đối với họ trước hết là tín ngưỡng bản địa quen thuộc của cư dân nông nghiệp với truyền thống trọng phụ nữ, đạo Thánh Mẫu, sau nữa là Phật giáo và Đạo giáo.

Mặt khác, một lý do để Quốc muốn khôi phục Tam giáo đồng nguyên bởi là người hiện đại, Quốc nhận thức được Văn hoá là 'quyền lực mềm' của một quốc gia dân tộc, cũng như lý luận nền tảng cho 'chính sách ngoại giao cây tre' - chính sách phù hợp với đất nước, khi Tam giáo đồng nguyên giúp con người có nền tảng phẩm chất, đạo đức, hệ tư tưởng tiến bộ, tốt đẹp, truyền thống giàu bản sắc văn hoá xã hội, trong quan hệ quốc tế.



*

Khi Quốc đang miên man trong dòng suy nghĩ thì một tiếng ồn kéo hắn trở lại thực tại, nơi ngoài cổng có một đám cà lơ lắt phắt đi vào, vừa đi vừa nói chuyện không hề kiêng nể. Quốc nhíu mày bước tới, nhìn thấy Lê Trung sắc mặt trắng xanh, trầm giọng:

"Có chuyện gì, đám đó là ai? Ngươi biết đây là Quốc Tử Giám nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, thế mà để đám ô lại đó đi vào."

Lê Trung ngượng ngùng, đáp

"Thưa Lê Tư nghiệp, bọn họ cũng là học sinh, nhưng phần lớn theo hình thức tiến cử, là con cháu các quan viên trong triều, bối cảnh thâm hậu, hạ quan dù biết sai nhưng cũng đành mắt nhắm mắt mở cho qua."

Quốc hừ lạnh:

"Ngươi thả chúng vào thì những học sinh khác nghĩ sao? Quan trường hủ bại, làm quan là có tất cả ư?"

Lê Trung cúi đầu:

"Đại nhân dậy phải, nhưng hạ quan chức nhỏ, không dám đắc tội."

Quốc hừ lạnh:

"Được rồi, ngươi đi đi, bản quan không trách, nhưng lần sau việc này phải lập tức báo lên. Bản quan đi xử lý."

Lê Trung ấn tượng với Quốc khá tốt, muốn khuyên vài câu, nhưng nhìn bóng lưng Quốc dần xa, khẽ thở dài.

P/s: Tham Khảo các tài liệu:

+ NHO GIÁO Ở VIỆT NAM THẾ KỶ XV - ĐẦU THẾ KỶ XVI - PGS.TS. TẠ NGỌC LIỄN - Viện Sử học Việt Nam

+ Tiểu luận Tam giáo đồng nguyên - Học Viện Ngoại Giao Việt Nam

Bình Luận

0 Thảo luận