Cài đặt tùy chỉnh
Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới
Chương 290: Chương 290: Đại Việt siêu cường (6)
Ngày cập nhật : 2024-11-10 14:29:06Chương 290: Đại Việt siêu cường (6)
Ở phía sau Đỗ Nam Châm, tổng thống chính quyền thuộc địa Phi Líp Pin Mudoro thấp thỏm theo sau, đôi mắt tò mò hết nhìn đông tới nhìn tây với vẻ ao ước, mong rằng có một ngày nào đó được phép nói chuyện ngang hàng với người Âu Mỹ như Đại Việt.
Đáng tiếc, tất cả là mơ ước viển vông mà thôi.
- Đi nhanh lên, làm gì mà lâu thế.
Đỗ Năm Trăm lạnh giọng trách cứ, Mudoro sợ hãi vội vàng đuổi theo.
Ông ta chỉ giống như linh vật được Đỗ Nam Châm mang theo nhằm gia tăng uy thế, không được tự ý rời xa làm mất mặt người Mỹ.
Khi tới khu vực đón tiếp phái đoàn ngoại giao, Đỗ Nam Châm bắt gặp rất nhiều người.
Từ đại sứ Anh nhìn nặng hơn một trăm ký cho đến đại sứ Pháp trông có vẻ “gay go” đều đặc sắc hơn người.
Khánh Vương Phi của Mãn Thanh dẫn đầu một đoàn quan viên Mãn Thanh mặc cổ phục người Mãn đang theo chân nhân viên hướng dẫn đi tới chỗ nghỉ riêng.
Bàn chân của những người nữ nhón lên do hủ tục bó chân tàn ác lồ lộ ngay trước mắt.
Vua Xiêm được các người đẹp, tam thê tứ th·iếp xoa lưng bóp vai, hầu hạ tận gót chân cho tới đỉnh đầu.
Nếu xét về góc nhìn của xã hội chủ nghĩa thì những hành vi này quả thật không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, với tư cách là người ngoài, Đại Việt sẽ không vô duyên vô cớ chỉ trích quốc gia khác trong khi đối phương tình nguyện muốn như vậy.
Không giống xứ tự do nào đó, mồm thì nói thể thao không liên quan chính trị nhưng luôn cổ vũ vận động viên chửi bới, xỉa xói văn hóa người ta.
Trừ khi thực sự có dấu hiệu nguy hại quy mô lớn, nếu không thì chính sách của Trần Tí là không can thiệp công việc nội bộ của nước khác.
Còn Đỗ Nam Châm, ông ta hoàn toàn thấy bình thường với những hành động này, thậm chí tài phiệt Mỹ chơi còn ác hơn gấp chục, gấp trăm lần.
Đỗ Nam Châm chỉ loay hoay xung quanh tìm kiếm do không thể thấy được Đại Sứ Nhật Bản, hỏi ra mới biết họ được phân phối đến một khu vực riêng.
Nguyên nhân là vì Nhật Bản đang có xích mích với Mãn Thanh, Long Quốc chạm mặt nhau là phóng điện tóe lửa cứ như tận thế đến nơi.
“Đúng là bọn người lùn nguy hiểm, đi đâu cũng kết thù.”
Đỗ Nam Châm thầm nghĩ trong lòng, ngoài mặt lại cười hì hì.
Gần đây, Hoa Kỳ và Nhật Bản đang có t·ranh c·hấp ở khu vực Thái Bình Dương nên chửi bậy sau lưng là chuyện rất bình thường.
Nhưng muốn nói đến quốc gia được đối xử đặc thù nhất phải kể đến quan viên ngoại giao đến từ Tây Việt được mời đến ở cạnh hoàng cung.
Đặc cách này đến từ việc tình nghĩa gắn bó cộng đồng kháng chiến của dân tộc anh em từ thuở nghèo khó vươn lên. (giống như hữu nghị Việt – Lào ở thời hiện đại).
Đãi ngộ đặc biệt này khiến bao nhiêu nước lớn, giàu mạnh hơn Tây Việt phải ước ao ghen tị.
“Nhất quan hệ” không phải chỉ dành riêng cho những cá nhân mà bao hàm liên kết giữa quốc gia với nhau.
Đỗ Nam Châm quan sát một hồi, sau đó tiến sát lại chỗ đại sứ Anh – Pháp, bắt tay chào hỏi.
Hai bên ngầm hiểu với nhau đi tới khu vực riêng tư bàn chuyện.
Vua Xiêm liếc nhìn hừ lạnh, cho người bí mật đi gửi lời hẹn tới đại tướng q·uân đ·ội của Đại Việt.
Sứ đoàn Mãn Thanh cũng không chịu tụt hậu, bí mật cử người tới gặp Hà Anh Huy của bộ ngoại giao.
Những chuyện tương tự lần lượt diễn ra, hiển nhiên các phái đoàn sang Đại Việt không ai đến chỉ để chơi cả.
Hiện tại Đại Việt đã là siêu cường thế giới, mỗi một quyết định đều ảnh hưởng đến vận mệnh của những quốc gia khác nên họ tìm mọi cách tiếp cận là chuyện dễ hiểu.
Còn có thực sự tiếp cận được với các nhân vật chủ chốt hay không thì chỉ có thể cầu nguyện.
Mỗi người một ý nghĩ riêng mình, thời gian cứ thế trôi qua trong những chuyến đi đêm bí mật.
Sáng hôm sau, đúng bảy giờ sáng.
“Đoàn quân Đại Việt đi
Chung lòng cứu quốc,
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa,
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca,
…”
Lời bài hát quốc ca vang vọng trên bầu trời.
Ngay giữa quảng trường Ba Đình, ba lá cờ cùng lúc được binh sĩ Đại Việt mặc trang phục lễ binh kéo lên.
Một lá cờ vàng viền đỏ có chữ Trần ở giữa đại diện cho quốc kỳ nằm ngay trung tâm.
Một lá cờ đỏ sao vàng đại diện cho q·uân đ·ội nhân dân nằm ở bên phải.
Một lá cờ đỏ búa liềm đại diện cho Đảng do Trần Tí lãnh đạo nằm bên trái.
Ba người lính mặc lễ phục cực kỳ xinh đẹp, đeo găng tay đứng nghiêm chào trước những lá cờ phấp phới tung bay và nền nhạc quốc ca hào hùng.
Ở phía đối diện, hàng chục phương trận binh sĩ đứng nghiêm chào cờ trước giây phút trang trọng, túc mục.
Mỗi một giai điệu vang lên lại giống như bóng dáng của bậc cha chú kề vai sát cánh bên cạnh, luồng nhiệt huyết đầy tự hào nóng bỏng trong tim trực chờ nổ tung.
Ai nấy hăng hái, hơn hở, khuôn mặt hồng hào, mạnh mẽ.
Trên đài cao, Trần Tí dẫn đầu quan viên Đại Việt đứng nghiêm giơ tay chào về phía quốc kỳ.
Hôm nay, Trần Tí mặc một bộ quân phục màu xanh lá cây, trên ngực có một sợi dây làm bằng vàng ròng treo ngang vai, bên hông đeo thắt lưng có gắn bảo thạch.
Ánh sáng mặt trời chiếu nghiêng qua mái tóc của anh tạo nên một sự “chói lóa” trang nghiêm và thần thánh nào đó khó có thể diễn tả bằng lời.
Người dân tới xem hai bên đường bị l·ây n·hiễm bởi không khí này, bất giác cũng đứng nghiêm chào cờ theo dù thực tế họ không cần thiết phải làm như vậy.
Những hình ảnh này rơi vào mắt của bạn bè quốc tế lại mang ý nghĩa khác, tất cả đều cảm thán về lực ngưng tụ của toàn bộ quân dân Đại Việt.
“Muôn dân một lòng, làm sao mà không mạnh cho được?”
Đây là suy nghĩ chung của những du khách nước ngoài quan sát.
Một số ít khác thì chú ý tới đặc điểm hơi kỳ quái một chút là những bộ quân phục xinh đẹp mà q·uân đ·ội Đại Việt đang mặc trên người.
Bởi vì lễ duyệt binh nhằm mục tiêu nâng cao lòng tự hào, đánh bóng tên tuổi nên Trần Tí đã bỏ tiền mời những nhà thiết kế tài năng nhất thiết kế lại lễ phục duyệt binh trên cơ sở quân phục.
Điều này làm cho quân phục không những khí khái hào hùng mà còn đẹp đẽ đầy nghệ thuật.
Không thiếu thanh niên nhìn thấy quân phục liền tỏa sáng hai mắt như đèn pha lê, trong lòng thầm nghĩ mặc vào sẽ oai cỡ nào.
Đúng vậy, đàn ông rất đơn giản, chỉ như là những cậu bé mới lớn vậy.
Nhưng tất cả còn chưa phải là điều đặc sắc nhất.
- Lễ duyệt binh kỷ niệm thống nhất toàn bộ người Việt về một mối.
- Mở đầu buổi duyệt binh thống nhất chính là lực lượng tiên tiến và độc đáo nhất hiện nay, lực lượng phòng không không quân với những chiếc máy bay tung lượn trên bầu trời, thể hiện ý chí tự do không ngừng vươn lên của người Việt.
Theo lời nói của người chủ trì buổi lễ, các quan chức kinh ngạc ngước nhìn lên bầu trời với ánh mắt khó tin:
- Không thể nào!
Từ trên cao, những chiếc máy bay thô sơ đời đầu chậm rãi bay lượn trước mặt của những du khách quốc tế lẫn người Việt.
Nó không bay quá nhanh, nhưng vẫn thực sự bay lượn trên không trung, khác với khinh khí cầu chỉ nổi lơ lửng và cuốn theo chiều gió.
Đây có thể xem là một bước tiến vượt bậc gây sốc cho châu âu không khác gì lúc họ nhìn thấy Đại Việt sản xuất xe tăng.
Nhưng thực ra chỉ có Trần Tí biết loại máy bay này không có tác dụng trong chiến đấu thực tiễn, lòe người là chính.
Đáng tiếc, mấy ông tây dương bây giờ không biết điều đó.
Cũng như người hiện đại không biết nhiều danh hão chỉ để làm màu.
Ở phía sau Đỗ Nam Châm, tổng thống chính quyền thuộc địa Phi Líp Pin Mudoro thấp thỏm theo sau, đôi mắt tò mò hết nhìn đông tới nhìn tây với vẻ ao ước, mong rằng có một ngày nào đó được phép nói chuyện ngang hàng với người Âu Mỹ như Đại Việt.
Đáng tiếc, tất cả là mơ ước viển vông mà thôi.
- Đi nhanh lên, làm gì mà lâu thế.
Đỗ Năm Trăm lạnh giọng trách cứ, Mudoro sợ hãi vội vàng đuổi theo.
Ông ta chỉ giống như linh vật được Đỗ Nam Châm mang theo nhằm gia tăng uy thế, không được tự ý rời xa làm mất mặt người Mỹ.
Khi tới khu vực đón tiếp phái đoàn ngoại giao, Đỗ Nam Châm bắt gặp rất nhiều người.
Từ đại sứ Anh nhìn nặng hơn một trăm ký cho đến đại sứ Pháp trông có vẻ “gay go” đều đặc sắc hơn người.
Khánh Vương Phi của Mãn Thanh dẫn đầu một đoàn quan viên Mãn Thanh mặc cổ phục người Mãn đang theo chân nhân viên hướng dẫn đi tới chỗ nghỉ riêng.
Bàn chân của những người nữ nhón lên do hủ tục bó chân tàn ác lồ lộ ngay trước mắt.
Vua Xiêm được các người đẹp, tam thê tứ th·iếp xoa lưng bóp vai, hầu hạ tận gót chân cho tới đỉnh đầu.
Nếu xét về góc nhìn của xã hội chủ nghĩa thì những hành vi này quả thật không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, với tư cách là người ngoài, Đại Việt sẽ không vô duyên vô cớ chỉ trích quốc gia khác trong khi đối phương tình nguyện muốn như vậy.
Không giống xứ tự do nào đó, mồm thì nói thể thao không liên quan chính trị nhưng luôn cổ vũ vận động viên chửi bới, xỉa xói văn hóa người ta.
Trừ khi thực sự có dấu hiệu nguy hại quy mô lớn, nếu không thì chính sách của Trần Tí là không can thiệp công việc nội bộ của nước khác.
Còn Đỗ Nam Châm, ông ta hoàn toàn thấy bình thường với những hành động này, thậm chí tài phiệt Mỹ chơi còn ác hơn gấp chục, gấp trăm lần.
Đỗ Nam Châm chỉ loay hoay xung quanh tìm kiếm do không thể thấy được Đại Sứ Nhật Bản, hỏi ra mới biết họ được phân phối đến một khu vực riêng.
Nguyên nhân là vì Nhật Bản đang có xích mích với Mãn Thanh, Long Quốc chạm mặt nhau là phóng điện tóe lửa cứ như tận thế đến nơi.
“Đúng là bọn người lùn nguy hiểm, đi đâu cũng kết thù.”
Đỗ Nam Châm thầm nghĩ trong lòng, ngoài mặt lại cười hì hì.
Gần đây, Hoa Kỳ và Nhật Bản đang có t·ranh c·hấp ở khu vực Thái Bình Dương nên chửi bậy sau lưng là chuyện rất bình thường.
Nhưng muốn nói đến quốc gia được đối xử đặc thù nhất phải kể đến quan viên ngoại giao đến từ Tây Việt được mời đến ở cạnh hoàng cung.
Đặc cách này đến từ việc tình nghĩa gắn bó cộng đồng kháng chiến của dân tộc anh em từ thuở nghèo khó vươn lên. (giống như hữu nghị Việt – Lào ở thời hiện đại).
Đãi ngộ đặc biệt này khiến bao nhiêu nước lớn, giàu mạnh hơn Tây Việt phải ước ao ghen tị.
“Nhất quan hệ” không phải chỉ dành riêng cho những cá nhân mà bao hàm liên kết giữa quốc gia với nhau.
Đỗ Nam Châm quan sát một hồi, sau đó tiến sát lại chỗ đại sứ Anh – Pháp, bắt tay chào hỏi.
Hai bên ngầm hiểu với nhau đi tới khu vực riêng tư bàn chuyện.
Vua Xiêm liếc nhìn hừ lạnh, cho người bí mật đi gửi lời hẹn tới đại tướng q·uân đ·ội của Đại Việt.
Sứ đoàn Mãn Thanh cũng không chịu tụt hậu, bí mật cử người tới gặp Hà Anh Huy của bộ ngoại giao.
Những chuyện tương tự lần lượt diễn ra, hiển nhiên các phái đoàn sang Đại Việt không ai đến chỉ để chơi cả.
Hiện tại Đại Việt đã là siêu cường thế giới, mỗi một quyết định đều ảnh hưởng đến vận mệnh của những quốc gia khác nên họ tìm mọi cách tiếp cận là chuyện dễ hiểu.
Còn có thực sự tiếp cận được với các nhân vật chủ chốt hay không thì chỉ có thể cầu nguyện.
Mỗi người một ý nghĩ riêng mình, thời gian cứ thế trôi qua trong những chuyến đi đêm bí mật.
Sáng hôm sau, đúng bảy giờ sáng.
“Đoàn quân Đại Việt đi
Chung lòng cứu quốc,
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa,
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca,
…”
Lời bài hát quốc ca vang vọng trên bầu trời.
Ngay giữa quảng trường Ba Đình, ba lá cờ cùng lúc được binh sĩ Đại Việt mặc trang phục lễ binh kéo lên.
Một lá cờ vàng viền đỏ có chữ Trần ở giữa đại diện cho quốc kỳ nằm ngay trung tâm.
Một lá cờ đỏ sao vàng đại diện cho q·uân đ·ội nhân dân nằm ở bên phải.
Một lá cờ đỏ búa liềm đại diện cho Đảng do Trần Tí lãnh đạo nằm bên trái.
Ba người lính mặc lễ phục cực kỳ xinh đẹp, đeo găng tay đứng nghiêm chào trước những lá cờ phấp phới tung bay và nền nhạc quốc ca hào hùng.
Ở phía đối diện, hàng chục phương trận binh sĩ đứng nghiêm chào cờ trước giây phút trang trọng, túc mục.
Mỗi một giai điệu vang lên lại giống như bóng dáng của bậc cha chú kề vai sát cánh bên cạnh, luồng nhiệt huyết đầy tự hào nóng bỏng trong tim trực chờ nổ tung.
Ai nấy hăng hái, hơn hở, khuôn mặt hồng hào, mạnh mẽ.
Trên đài cao, Trần Tí dẫn đầu quan viên Đại Việt đứng nghiêm giơ tay chào về phía quốc kỳ.
Hôm nay, Trần Tí mặc một bộ quân phục màu xanh lá cây, trên ngực có một sợi dây làm bằng vàng ròng treo ngang vai, bên hông đeo thắt lưng có gắn bảo thạch.
Ánh sáng mặt trời chiếu nghiêng qua mái tóc của anh tạo nên một sự “chói lóa” trang nghiêm và thần thánh nào đó khó có thể diễn tả bằng lời.
Người dân tới xem hai bên đường bị l·ây n·hiễm bởi không khí này, bất giác cũng đứng nghiêm chào cờ theo dù thực tế họ không cần thiết phải làm như vậy.
Những hình ảnh này rơi vào mắt của bạn bè quốc tế lại mang ý nghĩa khác, tất cả đều cảm thán về lực ngưng tụ của toàn bộ quân dân Đại Việt.
“Muôn dân một lòng, làm sao mà không mạnh cho được?”
Đây là suy nghĩ chung của những du khách nước ngoài quan sát.
Một số ít khác thì chú ý tới đặc điểm hơi kỳ quái một chút là những bộ quân phục xinh đẹp mà q·uân đ·ội Đại Việt đang mặc trên người.
Bởi vì lễ duyệt binh nhằm mục tiêu nâng cao lòng tự hào, đánh bóng tên tuổi nên Trần Tí đã bỏ tiền mời những nhà thiết kế tài năng nhất thiết kế lại lễ phục duyệt binh trên cơ sở quân phục.
Điều này làm cho quân phục không những khí khái hào hùng mà còn đẹp đẽ đầy nghệ thuật.
Không thiếu thanh niên nhìn thấy quân phục liền tỏa sáng hai mắt như đèn pha lê, trong lòng thầm nghĩ mặc vào sẽ oai cỡ nào.
Đúng vậy, đàn ông rất đơn giản, chỉ như là những cậu bé mới lớn vậy.
Nhưng tất cả còn chưa phải là điều đặc sắc nhất.
- Lễ duyệt binh kỷ niệm thống nhất toàn bộ người Việt về một mối.
- Mở đầu buổi duyệt binh thống nhất chính là lực lượng tiên tiến và độc đáo nhất hiện nay, lực lượng phòng không không quân với những chiếc máy bay tung lượn trên bầu trời, thể hiện ý chí tự do không ngừng vươn lên của người Việt.
Theo lời nói của người chủ trì buổi lễ, các quan chức kinh ngạc ngước nhìn lên bầu trời với ánh mắt khó tin:
- Không thể nào!
Từ trên cao, những chiếc máy bay thô sơ đời đầu chậm rãi bay lượn trước mặt của những du khách quốc tế lẫn người Việt.
Nó không bay quá nhanh, nhưng vẫn thực sự bay lượn trên không trung, khác với khinh khí cầu chỉ nổi lơ lửng và cuốn theo chiều gió.
Đây có thể xem là một bước tiến vượt bậc gây sốc cho châu âu không khác gì lúc họ nhìn thấy Đại Việt sản xuất xe tăng.
Nhưng thực ra chỉ có Trần Tí biết loại máy bay này không có tác dụng trong chiến đấu thực tiễn, lòe người là chính.
Đáng tiếc, mấy ông tây dương bây giờ không biết điều đó.
Cũng như người hiện đại không biết nhiều danh hão chỉ để làm màu.
Gợi Ý Cho Bạn
Bình Luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận.
0 Thảo luận