Cài đặt tùy chỉnh
Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới
Chương 282: Chương 282: Ba năm sau (2)
Ngày cập nhật : 2024-11-10 14:29:06Chương 282: Ba năm sau (2)
Trần Tí hiểu một khi đã xác định thị trường thì phải chấp nhận khuyết điểm của nó và tìm cách khắc phục chứ không thể lý tưởng hóa được.
Nếu chú ý thông tin lịch sử, mọi người sẽ biết các lãnh đạo chủ trương kinh tế kế hoạch, kinh tế tập thể đều có xuất thân nông dân, nghèo cùng, khốn khổ.
Hiển nhiên, sự kiên trì của họ là nhằm bảo vệ những người giống mình là nông dân nghèo, chứ không phải như truyền thông phương tây xuyên tạc, vu oan.
Nhưng thực tế chứng minh rằng người nghèo không cần được bảo vệ, họ muốn tự do cạnh tranh với “cỗ máy in tiền” trong tay tài phiệt.
- Vậy chúng ta có thể hạn chế bớt người giàu thông qua hạn mức cung ứng hay không?
Một cán bộ đưa ra đề nghị nhằm giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, triều đình Đại Việt còn có rất nhiều người đồng cảm với dân nghèo.
Nhưng Trần Tí lắc đầu:
- Khó!
- Nếu không dùng nghiêm pháp lệnh nhà nước thì sẽ sinh ra bán chui ngoài chợ đen vì rõ ràng bán chui giá cao, mau giàu hơn.
- Còn dùng pháp lệnh nhà nước bắt buộc thì khác gì với kinh tế kế hoạch?
Trần tí thẳng thừng nói rõ hiện thực đắng chát trước mặt những người khác.
- Tuy nhiên tình hình của nước ta vẫn đang trong trạng thái tốt, lương thực, thực phẩm vẫn đủ để nuôi sống toàn bộ dân số.
- Hiện tại thư thả là để cho người dân Vĩnh Phúc thích ứng dần với cơ chế thị trường, đồng thời thông qua thí điểm lấy kinh nghiệm quản lý kinh tế.
- Đừng để sau này luống cuống, quản không được lại đòi cấm.
- Các bộ phận chú ý theo dõi, có thể can thiệp trực tiếp khi thấy dấu hiệu nghiêm trọng như n·ạn đ·ói xảy ra, thực hiện mở kho lương thực bình ổn giá với lương thực, thực phẩm nếu cần thiết.
- Chi phí y tế và giáo dục có thể giảm miễn cho người nghèo.
- Đặc biệt chú ý đến tài phiệt làm giàu bất nhân, kiên quyết không để tài phiệt ép dân chúng vào bước đường cùng.
- Nên nhớ, q·uân đ·ội nhân dân vẫn là của người lao động.
Trần Tí thốt ra câu cuối với giọng đầy sát khí, khiến một số kẻ tâm tư lung lay sợ run cả người.
Cán bộ nhà nước cũng là con người, không thiểu kẻ nổi lòng tham món hời quá lớn.
Nhưng một số ký ức ám ảnh ùa về khiến họ phải nhanh chóng từ bỏ suy nghĩ đen tối trong lòng, thu hồi móng vuốt tham lam, không dám mạo hiểm ép c·hết dân nghèo vì “thiết quyền nhân dân” vẫn còn đứng về phía người lao động.
Đây cũng là lý do Trần Tí tuyệt đối không để quốc phòng, an ninh bị tư nhân hóa, vì khi đó địa ngục của dân nghèo sẽ hàng lâm nhân gian.
Trên thực tế, lần này Trần Tí thả nổi lạm phát nghiêm trọng thế này là để người dân ý thức được sự khốc liệt của cạnh tranh thị trường, không đến nỗi ngơ ngơ ngác ngác làm cu li cho người ta.
Tuy rằng việc tay trắng lập nghiệp, vượt qua cỗ máy in tiền của tài phiệt là bất khả thi với phần lớn người thường nhưng kỳ tích luôn luôn tồn tại.
Sau buổi họp, công tác “Đổi Mới” và chấn chỉnh tiếp tục được thực hiện.
Lạm phát nhanh chóng hạ nhiệt khi ngân hàng nhà nước tăng lãi suất lên cao.
Đồng thời các cơ quan, ban ngành chú ý cứu trợ không gây ra hỗn loạn.
Công cuộc đổi mới cứ thế tiếp tục.
Ba năm sau.
- Tất cả nhìn bảng phân công mà làm việc.
- Đã ghi chú cụ thể rõ ràng, ai làm việc gì, ở đâu rồi đấy.
- Ai mà láo nháo thì đừng có trách sao lại trừ lương.
Tại sân hợp tác xã Thành Trọng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc nay đã được đổi tên thành trang trại Thành Trọng, anh Quý, cựu cán bộ hợp tác xã đang cầm giấy bút trên tay đi giá·m s·át những người khác lao động.
Sau khi đổi mới, anh được ông Trọng thuê về làm quản lý kiêm kỹ sư nông nghiệp, điều hành “điêu dân” làm việc.
Bây giờ, công việc của anh rất nhẹ nhàng, thậm chí đến đánh kẻng cũng chẳng cần làm vì sẽ không có người nào dám đến muộn.
Sau khi vài thành phần bất hảo chây lười bị ông Trọng đuổi thẳng cổ nhằm g·iết gà dọa khỉ thì người dân đã tích cực làm việc hơn nhiều.
Văn hóa 777 bắt đầu xâm nhập, người lao động tranh nhau “tự nguyện” tăng ca lấy lòng anh Quý và ông Trọng, thậm chí làm xuyên trưa vẫn phải vui vẻ cảm ơn vì đã có cơ hội “tăng ca”.
Trái hẳn hoàn toàn với thái độ tiêu cực, làm biếng khi chung chạ trong hợp tác xã.
Đây chính là sự kỳ quái của con người.
Họ có thể căm thù đến tận xương tủy việc ngày làm tám tiếng, hưởng lương ngang quản lý trong kinh tế tập thể.
Nhưng lại dễ dàng chấp nhận tăng ca mười hai tiếng, lương chưa tới một phần ba của anh Quý quản lý khi làm thuê tư nhân.
Tiện thể nói thêm, tuy hiện tại đến việc đánh kẻng anh Quý cũng không cần làm, chỉ việc chắp tay sau đít nhưng không ai dám tị nạnh, cạnh khóe gì cả.
Từng có lần một người mở mồm chửi bới Quý là “vô dụng” đã bị ông Trọng cấm thuê vĩnh viễn, chỉ có nước bỏ xứ mà đi hoặc đói há mồm chờ c·hết.
Khu vực này giờ chỉ có ông Trọng và những người làm thuê cho ông ta, không có con đường thứ hai.
Nhưng thật lòng mà nói, người dân cũng được lợi vì thu nhập tăng cao hơn hẳn.
Không phải vì lương tâm ông Trọng tốt cỡ nào mà vì không còn tị nạnh, lười biếng dẫn đến năng suất tăng cao và nhà nước giá·m s·át cơ chế cạnh tranh kỹ lưỡng khiến lương thấp sẽ tuyển không đủ người.
Đây gọi là được cái lọ thì mất cái chai.
Xa xa, ngồi trong đình hóng mát, ông Trọng và con trai Trương Thành bàn bạc với nhau về tương lai trang trại.
Trương Thành thấy anh Quý đi vòng vòng chỉ chỏ liền tò mò hỏi:
- Sao bố lại trả lương cao cho ông Quý thế?
- Thấy ông ấy có làm gì đâu?
Ông Trọng khinh thường:
- Mày á!
- Đầu bã đậu!
- Chứ mày nghĩ kỹ sư nông nghiệp dễ nuôi ra lắm à?
- Chưa kể lại còn có tinh thần trách nghiệm, biết phấn đấu nữa.
- Tao nói cho mà biết, tiền để đào tạo ra người như ông Quý là phải xếp một chồng những tờ năm trăm đồng từ gót chân lên đến đỉnh đầu mới được.
- Thời tiết, khí hậu, phân bón, sâu bệnh…
- Không thuê ông Quý làm cho mình, chẳng lẽ mày trông chờ bà Hương chuyên cân điêu ấy tính toán giúp hả?
- Quan trọng hơn hết là phải tạo ra một cái hi vọng ảo rằng chỉ cần theo tao là sẽ giàu như ông Quý.
- Mày chờ đó mà xem, mấy con gà công nghiệp kia sẽ liều mạng làm việc để được sống sung túc như thằng Quý.
Trương Thành sáng mắt lên:
- Ghê thật, quả là thầy của con, nắm rõ lòng người trong một bàn tay.
- Trước con nghe thầy kể hồi làm địa chủ cứ tưởng chém gió, giờ thì tin rồi.
Ông Trọng cười hài lòng gật đầu:
- Chứ chả thế à!
- Nếu không phải tao đủ thông minh, nhân lúc tụi nó say máu tiêu tiền ăn chơi, âm thầm dụ bán rẻ hết đất đai thì sao mà có trang trại Thành Trọng này.
- Đúng rồi!
- Mai mày lên huyện, mua thêm cái xe công nông với máy cày trở về, tiện thể nhập heo mở rộng trại chăn nuôi.
- Tao đang tính làm thêm ao cá nữa rồi tạo thành hầm Biogas, xây dựng mô hình vườn ao chuồng.
- Nghe chính phủ bảo đang khuyến khích mô hình VAC, cơ giới hóa nông nghiệp, ưu tiên cho vay.
Nghe ông Trọng nói Trương Thành lại bĩu môi khinh thường:
- Thầy cứ chê con hoa hòe lòe loẹt.
- Tới phiên thầy cũng muốn đú đởn mua máy cày đây thôi.
- Mày thì biết cái gì, trứng mà đòi khôn hơn vịt.
Ông Trọng lấy gậy ra vụt, Trương Thành né được nhưng không dám, chỉ ngồi im chịu đòn.
Trải qua ba năm phát triển thần tốc, Trương Thành hoàn toàn tin tưởng ánh mắt của cha mình.
- Mày tưởng tao nói “lãnh tụ cho giàu mới được giàu” là chém gió đấy à?
- Biết bao nhiêu trọc phú vơ vét tài sản bậy bạ đột nhiên m·ất t·ích rồi.
- Mình được phép giàu là để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chứ không phải làm địa chủ phong kiến, bóc lột người nghèo.
Trương Thành không dám cãi, chỉ làu bàu trong miệng:
- Sợ cái gì không biết, có ai nhìn thấy đâu.
- Mày nói thầm cái gì đấy?
- Dạ, không có!
Hai cha con cười nói với nhau, không hề biết có một người bí mật gần đó ghi chép lại tất cả.
Trần Tí hiểu một khi đã xác định thị trường thì phải chấp nhận khuyết điểm của nó và tìm cách khắc phục chứ không thể lý tưởng hóa được.
Nếu chú ý thông tin lịch sử, mọi người sẽ biết các lãnh đạo chủ trương kinh tế kế hoạch, kinh tế tập thể đều có xuất thân nông dân, nghèo cùng, khốn khổ.
Hiển nhiên, sự kiên trì của họ là nhằm bảo vệ những người giống mình là nông dân nghèo, chứ không phải như truyền thông phương tây xuyên tạc, vu oan.
Nhưng thực tế chứng minh rằng người nghèo không cần được bảo vệ, họ muốn tự do cạnh tranh với “cỗ máy in tiền” trong tay tài phiệt.
- Vậy chúng ta có thể hạn chế bớt người giàu thông qua hạn mức cung ứng hay không?
Một cán bộ đưa ra đề nghị nhằm giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, triều đình Đại Việt còn có rất nhiều người đồng cảm với dân nghèo.
Nhưng Trần Tí lắc đầu:
- Khó!
- Nếu không dùng nghiêm pháp lệnh nhà nước thì sẽ sinh ra bán chui ngoài chợ đen vì rõ ràng bán chui giá cao, mau giàu hơn.
- Còn dùng pháp lệnh nhà nước bắt buộc thì khác gì với kinh tế kế hoạch?
Trần tí thẳng thừng nói rõ hiện thực đắng chát trước mặt những người khác.
- Tuy nhiên tình hình của nước ta vẫn đang trong trạng thái tốt, lương thực, thực phẩm vẫn đủ để nuôi sống toàn bộ dân số.
- Hiện tại thư thả là để cho người dân Vĩnh Phúc thích ứng dần với cơ chế thị trường, đồng thời thông qua thí điểm lấy kinh nghiệm quản lý kinh tế.
- Đừng để sau này luống cuống, quản không được lại đòi cấm.
- Các bộ phận chú ý theo dõi, có thể can thiệp trực tiếp khi thấy dấu hiệu nghiêm trọng như n·ạn đ·ói xảy ra, thực hiện mở kho lương thực bình ổn giá với lương thực, thực phẩm nếu cần thiết.
- Chi phí y tế và giáo dục có thể giảm miễn cho người nghèo.
- Đặc biệt chú ý đến tài phiệt làm giàu bất nhân, kiên quyết không để tài phiệt ép dân chúng vào bước đường cùng.
- Nên nhớ, q·uân đ·ội nhân dân vẫn là của người lao động.
Trần Tí thốt ra câu cuối với giọng đầy sát khí, khiến một số kẻ tâm tư lung lay sợ run cả người.
Cán bộ nhà nước cũng là con người, không thiểu kẻ nổi lòng tham món hời quá lớn.
Nhưng một số ký ức ám ảnh ùa về khiến họ phải nhanh chóng từ bỏ suy nghĩ đen tối trong lòng, thu hồi móng vuốt tham lam, không dám mạo hiểm ép c·hết dân nghèo vì “thiết quyền nhân dân” vẫn còn đứng về phía người lao động.
Đây cũng là lý do Trần Tí tuyệt đối không để quốc phòng, an ninh bị tư nhân hóa, vì khi đó địa ngục của dân nghèo sẽ hàng lâm nhân gian.
Trên thực tế, lần này Trần Tí thả nổi lạm phát nghiêm trọng thế này là để người dân ý thức được sự khốc liệt của cạnh tranh thị trường, không đến nỗi ngơ ngơ ngác ngác làm cu li cho người ta.
Tuy rằng việc tay trắng lập nghiệp, vượt qua cỗ máy in tiền của tài phiệt là bất khả thi với phần lớn người thường nhưng kỳ tích luôn luôn tồn tại.
Sau buổi họp, công tác “Đổi Mới” và chấn chỉnh tiếp tục được thực hiện.
Lạm phát nhanh chóng hạ nhiệt khi ngân hàng nhà nước tăng lãi suất lên cao.
Đồng thời các cơ quan, ban ngành chú ý cứu trợ không gây ra hỗn loạn.
Công cuộc đổi mới cứ thế tiếp tục.
Ba năm sau.
- Tất cả nhìn bảng phân công mà làm việc.
- Đã ghi chú cụ thể rõ ràng, ai làm việc gì, ở đâu rồi đấy.
- Ai mà láo nháo thì đừng có trách sao lại trừ lương.
Tại sân hợp tác xã Thành Trọng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc nay đã được đổi tên thành trang trại Thành Trọng, anh Quý, cựu cán bộ hợp tác xã đang cầm giấy bút trên tay đi giá·m s·át những người khác lao động.
Sau khi đổi mới, anh được ông Trọng thuê về làm quản lý kiêm kỹ sư nông nghiệp, điều hành “điêu dân” làm việc.
Bây giờ, công việc của anh rất nhẹ nhàng, thậm chí đến đánh kẻng cũng chẳng cần làm vì sẽ không có người nào dám đến muộn.
Sau khi vài thành phần bất hảo chây lười bị ông Trọng đuổi thẳng cổ nhằm g·iết gà dọa khỉ thì người dân đã tích cực làm việc hơn nhiều.
Văn hóa 777 bắt đầu xâm nhập, người lao động tranh nhau “tự nguyện” tăng ca lấy lòng anh Quý và ông Trọng, thậm chí làm xuyên trưa vẫn phải vui vẻ cảm ơn vì đã có cơ hội “tăng ca”.
Trái hẳn hoàn toàn với thái độ tiêu cực, làm biếng khi chung chạ trong hợp tác xã.
Đây chính là sự kỳ quái của con người.
Họ có thể căm thù đến tận xương tủy việc ngày làm tám tiếng, hưởng lương ngang quản lý trong kinh tế tập thể.
Nhưng lại dễ dàng chấp nhận tăng ca mười hai tiếng, lương chưa tới một phần ba của anh Quý quản lý khi làm thuê tư nhân.
Tiện thể nói thêm, tuy hiện tại đến việc đánh kẻng anh Quý cũng không cần làm, chỉ việc chắp tay sau đít nhưng không ai dám tị nạnh, cạnh khóe gì cả.
Từng có lần một người mở mồm chửi bới Quý là “vô dụng” đã bị ông Trọng cấm thuê vĩnh viễn, chỉ có nước bỏ xứ mà đi hoặc đói há mồm chờ c·hết.
Khu vực này giờ chỉ có ông Trọng và những người làm thuê cho ông ta, không có con đường thứ hai.
Nhưng thật lòng mà nói, người dân cũng được lợi vì thu nhập tăng cao hơn hẳn.
Không phải vì lương tâm ông Trọng tốt cỡ nào mà vì không còn tị nạnh, lười biếng dẫn đến năng suất tăng cao và nhà nước giá·m s·át cơ chế cạnh tranh kỹ lưỡng khiến lương thấp sẽ tuyển không đủ người.
Đây gọi là được cái lọ thì mất cái chai.
Xa xa, ngồi trong đình hóng mát, ông Trọng và con trai Trương Thành bàn bạc với nhau về tương lai trang trại.
Trương Thành thấy anh Quý đi vòng vòng chỉ chỏ liền tò mò hỏi:
- Sao bố lại trả lương cao cho ông Quý thế?
- Thấy ông ấy có làm gì đâu?
Ông Trọng khinh thường:
- Mày á!
- Đầu bã đậu!
- Chứ mày nghĩ kỹ sư nông nghiệp dễ nuôi ra lắm à?
- Chưa kể lại còn có tinh thần trách nghiệm, biết phấn đấu nữa.
- Tao nói cho mà biết, tiền để đào tạo ra người như ông Quý là phải xếp một chồng những tờ năm trăm đồng từ gót chân lên đến đỉnh đầu mới được.
- Thời tiết, khí hậu, phân bón, sâu bệnh…
- Không thuê ông Quý làm cho mình, chẳng lẽ mày trông chờ bà Hương chuyên cân điêu ấy tính toán giúp hả?
- Quan trọng hơn hết là phải tạo ra một cái hi vọng ảo rằng chỉ cần theo tao là sẽ giàu như ông Quý.
- Mày chờ đó mà xem, mấy con gà công nghiệp kia sẽ liều mạng làm việc để được sống sung túc như thằng Quý.
Trương Thành sáng mắt lên:
- Ghê thật, quả là thầy của con, nắm rõ lòng người trong một bàn tay.
- Trước con nghe thầy kể hồi làm địa chủ cứ tưởng chém gió, giờ thì tin rồi.
Ông Trọng cười hài lòng gật đầu:
- Chứ chả thế à!
- Nếu không phải tao đủ thông minh, nhân lúc tụi nó say máu tiêu tiền ăn chơi, âm thầm dụ bán rẻ hết đất đai thì sao mà có trang trại Thành Trọng này.
- Đúng rồi!
- Mai mày lên huyện, mua thêm cái xe công nông với máy cày trở về, tiện thể nhập heo mở rộng trại chăn nuôi.
- Tao đang tính làm thêm ao cá nữa rồi tạo thành hầm Biogas, xây dựng mô hình vườn ao chuồng.
- Nghe chính phủ bảo đang khuyến khích mô hình VAC, cơ giới hóa nông nghiệp, ưu tiên cho vay.
Nghe ông Trọng nói Trương Thành lại bĩu môi khinh thường:
- Thầy cứ chê con hoa hòe lòe loẹt.
- Tới phiên thầy cũng muốn đú đởn mua máy cày đây thôi.
- Mày thì biết cái gì, trứng mà đòi khôn hơn vịt.
Ông Trọng lấy gậy ra vụt, Trương Thành né được nhưng không dám, chỉ ngồi im chịu đòn.
Trải qua ba năm phát triển thần tốc, Trương Thành hoàn toàn tin tưởng ánh mắt của cha mình.
- Mày tưởng tao nói “lãnh tụ cho giàu mới được giàu” là chém gió đấy à?
- Biết bao nhiêu trọc phú vơ vét tài sản bậy bạ đột nhiên m·ất t·ích rồi.
- Mình được phép giàu là để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chứ không phải làm địa chủ phong kiến, bóc lột người nghèo.
Trương Thành không dám cãi, chỉ làu bàu trong miệng:
- Sợ cái gì không biết, có ai nhìn thấy đâu.
- Mày nói thầm cái gì đấy?
- Dạ, không có!
Hai cha con cười nói với nhau, không hề biết có một người bí mật gần đó ghi chép lại tất cả.
Gợi Ý Cho Bạn
Bình Luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận.
0 Thảo luận