Cài đặt tùy chỉnh

Tùy chỉnh
Mục lục
Đánh dấu

Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 281: Chương 281: Ba năm sau (1)

Ngày cập nhật : 2024-11-10 14:29:06
Chương 281: Ba năm sau (1)

Bà Hương bực bội đi về nhà, trên đường nhìn thấy bao nhiêu người qua lại, mặc áo quần tươm tất, xinh đẹp.

Sau khi đổi mới, các cửa tiệm nhanh chóng nhập hàng ngon giá rẻ, vẻ ngoài bắt mắt về và khuyến khích tiêu dùng.

Bất chất giá hàng hóa tăng cao do khan hiếm, ai nấy thi nhau bán đất, bán nhà lấy tiền sắm quần áo mới, mua xe đạp, tóc tai gọn gàng, da dẻ hồng hào.

Đàn ông cầm chai rượu vừa đi vừa uống.

Phụ nữ cầm hộp trang điểm về nhà.

Trai thôn gái làng dắt nhau ra bụi chuối chim chuột với những món nhà nhỏ bé xinh xinh.

Xét về vật chất, họ đã có cuộc sống vật chất xa hoa như họ muốn, chỉ có điều tương lai như thế nào sau thì còn chờ quan sát..

Bởi vì cái giá đánh đổi là ruộng đất tuột dần khỏi tay.

Tình cảnh tương tự diễn ra khắp nơi ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong lúc đó, Trần Tí chỉ đạo nâng lãi suất lên để hạ nhiệt lạm phát, đồng thời thả nổi giá vật tư cung cấp theo thị trường, từ bỏ việc tăng lương cho người lao động để bù đắp vào lạm phát.

Việc này gây ra bất ngờ khá lớn vì trước đó Đại Việt theo đuổi chính sách trợ cấp cho người yếu thế nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch giàu nghèo mà bị nước ngoài chỉ trích là “bóc lột” “mất tự do”.

- Thưa lãnh tụ, trong tài liệu ngài có nhắc rằng việc tăng lãi suất có tác dụng giảm sức mua của nền kinh tế.

- Ngài có thể giải thích thêm không, vì sao lãi suất cao giúp in thêm tiền ra lại hãm bớt lạm phát?

Nguyễn Văn Mười, thống đốc ngân hàng nhà nước đặt ra câu hỏi mà nhiều người muốn biết.

Trên thực tế, lãi suất cao còn có một cái tên khác với những nhà tài phiệt là “cỗ máy in tiền”.

Đây là một kiến thức khó, thậm chí ngay cả thời hiện đại vẫn nhiều người mù mờ không rõ tại sao, cảm giác cứ như nghịch lý.



Về mặt lý thuyết, lãi suất tăng cao, tiền trong ngân hàng sẽ được nhân thêm ra ngày càng nhiều, nhưng tại sao tiền được tạo ra nhiều hơn mà lại không gây lạm phát. (ví dụ lãi 20% 1 tháng, gửi 1 triệu tỷ đồng thì cứ một tháng sẽ tạo thêm ra 200.000 tỉ đồng.)

Trần Tí mỉm cười:

- Các anh không hiểu là vì đang ảo tưởng về viễn cảnh tốt đẹp do thị trường mang lại.

- Lãi suất tăng, tiền sẽ được “in” ra thông qua lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay là không sai.

- Nhưng các anh nghĩ ai sẽ được nhận khoản tiền in thêm đấy, nhà nghèo có tiền gửi ngân hàng sao?

Nguyễn Văn Mười lắc đầu:

- Tất nhiên là không, hầu hết tiền gửi ở ngân hàng đều thuộc tầng lớp giàu có và trung lưu.

- Người nghèo phần lớn thuộc dân lao động và vay nợ của ngân hàng.

- Lãi suất cho vay tăng cao cũng chỉ khiến ngân hàng giàu lên chứ người dân cũng chẳng được hưởng gì.

Đây là thực tế mà chỉ cần tư duy bình thường đều hiểu.

Nếu dân nghèo có tiền gửi tiết kiệm thì họ đã không phải là dân nghèo.

Nhưng lắt léo ở bước sau.

Trần Tí tiếp tục:

- Vấn đề nằm ở chỗ đó, lãi suất tăng sẽ khiến khoản tiền trong tài khoản của người giàu càng giàu lên.

- Người nghèo đang vay nợ sẽ ngày càng nghèo đi vì gồng gánh lãi cho vay, dẫn đến mất khả năng chi trả cho nhu yếu phẩm, những thứ vốn được dùng để đánh giá lạm phát.

- Ngược lại người giàu nhiều tiền hơn cùng lắm cũng chỉ khiến họ nghĩ tới những thứ như kim cương, du thuyền, nhà máy, máy bay nhưng cũng không hấp dẫn bằng việc cứ vứt tiền trong ngân hàng để tiếp tục được nhân lên.



- Và những thứ đó sẽ không bao giờ được tính vào chỉ số giá để mà làm tăng lạm phát.

- Người giàu tuy càng giàu lên, nhưng bất kể có tiền hay không thì nhu cầu với lương thực, thực phẩm… đều cố định.

Đây là một sự thật mà thiếu kiến thức chuyên sâu về kinh tế sẽ rất khó nhận ra.

Lạm phát được tính theo chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu phổ biến như ngũ cốc, xăng dầu, thép… chứ chẳng ai lôi điện thoại đời mới hay siêu xe đại gia ra làm thước đo lạm phát cả.

Và hiển nhiên, người giàu không có hứng thú mua một đống thép hay xăng về nhà để đốt chơi cả, nhu cầu về nhu yếu phẩm của người giàu sẽ không tăng hay giảm đáng kể dù họ có giàu lên hay nghèo đi.

- Trong khi đó người nghèo bị lãi vay của ngân hàng hút khô ví tiền, không có khả năng chi trả cho nhu yếu phẩm, phải tự cắt giảm chi tiêu.

- Khi người nghèo không có tiền mua hàng nữa, cung cầu gặp nhau, nhu yếu phẩm đủ dùng cho người giàu thì lạm phát tự khắc giảm xuống.

- Đây chính là cơ chế phân phối của kinh tế thị trường, ưu tiên người giàu và bỏ đói người nghèo.

- Cứ sau mỗi đợt khủng hoảng, lạm phát, tăng lãi suất thì chắc chắn tỷ phú và người nghèo đói sẽ nhiều lên.

[Số liệu thực tế của Forbes, sau đợt đại dịch và tăng lãi suất của Fed thì số lượng tỉ phú tăng kỷ lục.]

Trần Tí nói xong, bình tĩnh quan sát xung quanh.

Những người xung quanh hơi ngớ người một lúc nhưng không có quá nhiều lời phản đối.

Họ chỉ cảm thấy có phần hụt hẫng vì cơ chế thị trường không phải là cánh cổng thiên đường như các tờ báo nước ngoài hay nói.

Ở thời đại này, người ta còn chưa bị ma trận truyền thông bao vây nên dễ dàng chấp nhận các mặt tối của kinh tế thị trường.

- Kinh tế thị trường có cách phân phối khác với kinh tế kế hoạch.

- Giả sử trong trường hợp hàng hóa thiếu thốn, 100 người nhưng chỉ có mười chiếc bánh.



- Với cùng mười miếng bánh đó, kinh tế kế hoạch sẽ giúp cho mỗi người ăn được 1/10 miếng bánh bằng pháp lệnh quốc gia.

- Nhưng kinh tế thị trường thì khác, nó sẽ khiến 99 người nhịn đói và chuyển mười cái bánh cho người giàu nhất.

- Trên thế giới không tồn tại cơ chế hoàn hảo, chẳng bao giờ có chuyện hàng hóa tự mình đẻ thêm ra cả.

Trần Tí bình tĩnh giải thích cơ chế tăng lãi suất với hội đồng “Đổi Mới” nhằm giúp họ nắm bắt đúng vấn đề trong tương lai.

Những kiến thức này rất mới lạ với phần lớn quan chức nên cần thời gian nghiên cứu.

Nguyễn Văn Mười suy tính một chút rồi trả lời:

- Như vậy nghĩa là chúng ta không thể tạo thêm chín mươi cái bánh cho đủ một trăm người trong thời gian ngắn.

- Nếu để một trăm người đủ tiền chi trả cho việc mua bánh thì sẽ dẫn tới lạm phát tiếp tục tăng mãi vì chín mươi người không có bánh sẽ luôn giành nhau, tăng giá.

- Nhưng nếu đột nhiên chín mươi chín người nghèo đi vì trả nợ vay, dẫn đến không đủ tiền mua bánh thì cung cầu bằng nhau, người giàu nhất có đủ mười cái bánh để ăn, lạm phát sẽ dừng lại.

Trần Tí gật đầu:

- Chính xác, đó là nguyên tắc của cơ chế thị trường mà những đế quốc tư bản tôn sùng, khôn sống mống c·hết, mạnh được yếu thua, giàu ăn không hết, nghèo chỉ có nước nhịn đói.

- Hiện tại, phần lớn người lao động đều khá dư dả sau thời gian dài thi hành kinh tế kế hoạch.

- Nếu cố chấp in tiền ra cấp cho người lao động để bù vào thì lạm phát tăng phi mã, việc đổi mới sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ thất bại ngay.

- Còn việc sau đó, vì giá tăng cao mà kích thích sản xuất thì đó là chuyện sau này, đừng trông chờ kịp sản xuất bù vào số hàng hóa khan hiếm.

Trong lịch sử, rất nhiều nước xã hội chủ nghĩa gặp phải sai lầm khi bị truyền thông phương tây thổi vào ảo tưởng về việc tất cả người dân lao động đều sống thoải mái, giàu có giống như tầng lớp thượng lưu nhưng điều đó là vô lý.

Hàng hóa không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ giỏ hàng người nghèo sang biệt thự người giàu theo cơ chế “thị trường”.

Trong cạnh tranh “tự do” rõ ràng hàng hóa sẽ luôn rơi vào tay người giàu với tiềm lực tài chính mạnh hơn.

Thứ người nghèo mua được, người giàu cũng sẽ mua được, thứ người giàu mua được, người nghèo lại mua không nổi.

Bình Luận

0 Thảo luận