Cài đặt tùy chỉnh
Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới
Chương 277: Chương 277: Thời khắc lịch sử (3)
Ngày cập nhật : 2024-11-10 14:28:59Chương 277: Thời khắc lịch sử (3)
Ở sân hợp tác xã, vui vẻ thích thú nhất là bà Hương nhà ông Đèo, với tính cách khôn lỏi, bà ta đã thoải mái ham ăn, biếng làm trong hợp tác xã và ảo tưởng bản thân sẽ giàu lên nhanh chóng khi tách ra.
Bà Hương là một phụ nữ lớn tuổi, ông Đèo bị thọt, không có sức lao động, là thành phần thế yếu được hỗ trợ nhiều nhất từ hợp tác xã, có trợ cấp kinh tế tương đối khá.
Tất nhiên, khi hợp tác xã giải tán thì mọi trợ cấp đó cũng cuốn theo chiều gió, lên ti vi mà nhận.
Buồn cười ở chỗ, bà Hương đang quẩy nhiệt tình còn hơn cả fan T1 khi nổ hũ 11 trận trước Geng, hoàn toàn không chút nào nghĩ đến tương lai sẽ làm gì kiếm sống với tấm thân già yếu ớt và một người tàn tật chờ nuôi ở nhà.
Khó mà nói bà ấy khôn hay dại được vì quá mâu thuẫn trong cùng một người.
Nhưng nếu hỏi người được lợi nhất toàn hợp tác xã thì không ai khác ngoài ông lão địa chủ hiền lành nằm ngoài rìa xã hội.
Ông Trương Trọng.
- Thầy ơi!
- Thầy!
- Đổi mới rồi, hợp tác xã giải thể rồi.
Trong một ngôi nhà nhỏ góc cuối hợp tác xã, một thanh niên vui mừng báo với cha của mình.
Anh ta tên là Trương Thành, con ông Trương Trọng.
Hợp tác xã Thành Trọng trên thực tế là lấy theo hai cha con ông ấy vì ngày xưa ruộng đất cả vùng này đều nằm trong tay họ.
Sau khi cải cách ruộng đất, ông Trọng sống một cách thầm lặng bên rìa xã hội, tỏ ra hiền hòa, dễ mến tới nỗi hầu hết người biết chuyện đều đã mất đi ký ức về đại địa chủ ruộng đất bạt ngàn, thét ra lửa ngày nào.
Bản thân ông Trọng cũng sống mơ mơ màng màng, tưởng rằng cả đời này sẽ không còn cơ hội trở thành phú ông, nhân thượng nhân như xưa.
Lúc này, ông Trọng còn chưa biết chuyện gì xảy ra:
- Có chuyện gì mà chạy như ma đuổi thế?
- Đã nói rồi, làm đàn ông thì phải biết điềm tĩnh đối mặt mọi chuyện.
Trương Thành hớn hở phe phẩy tờ báo trên tay:
- Hợp tác xã giải tán rồi.
- Đích thân lãnh tụ và hội đồng quốc gia công bố nghị quyết, hợp tác xã Thành Trọng đã chính thức giải tán.
- Không phải bố bảo năm xưa nhà mình ruộng đất bạt ngàn, cò bay thẳng cánh sao?
- Bây giờ đã đổi mới, cho phép sở hữu ruộng đất rồi, nhà mình sẽ được trở lại như xưa.
Ông Trọng lúc này mới vụt bắn dậy, giật phắt tờ báo đang vẫy trên tay Trương Thành.
Đọc kỹ từng chữ, nước mắt ông Trọng dần dần chảy xuống.
- Năm năm rồi.
- Đã năm năm trôi qua rồi.
- Cữ ngỡ rằng cả đời này không còn cơ hội đông sơn tái khởi nữa.
- Thành à!
- Cuối cùng cơ hội cũng tới rồi.
Nước mắt giàn giụa, ông lão năm mươi tuổi khóc như một đứa trẻ làm Trương Thành luống cuống.
- Thầy ơi, thầy đừng khóc!
Trương Trọng không trả lời, nắm tay Trương Thành đi vào trong nhà.
Trong ánh mắt khó hiểu của anh ta, ông Trọng lấy xà beng, cạy mở một căn hầm dưới nền nhà
- Con trai, bây giờ thầy đã già, u cũng q·ua đ·ời, cơ hội làm giàu sắp tới trông chờ vào con.
Ông ta vừa nói vừa làm việc.
Từ dưới căn hầm, một nhà kho nhỏ chứa rương chất đầy vàng bạc, ánh sáng chói lóa khiến đôi mắt của Trương Thành mở to ra.
- Thầy… thầy….
Trương Trọng bình tĩnh kể chuyện:
- Năm xưa, khi cải cách ruộng đất, thầy lựa chọn giao đất lấy tiền, triều đình thấy ngoan nên bồi thường cũng hậu.
- Thầy bí mật cất giữ khoản tiền lớn, chờ cơ hội như thế này đây.
Đây là một sự thực mà nhiều người đọc sơ lịch sử sẽ không hiểu.
Về bản chất, nhà nước xã hội cấm sở hữu “tư liệu sản xuất” như ruộng đất, mỏ quặng, nhà máy… chứ không cấm sở hữu tài sản thông thường, tiền bạc.
Vậy nên âm thầm trong dân vẫn luôn có những người giàu có, dồi dào tiền bạc.
Chẳng qua vì không thể sở hữu ruộng đất, nhà máy nên họ giấu kín đi, tạo ra thảm cảnh “nghèo giả tạo”.
Đây có thể xem là nghịch lý so với xã hội tư bản, giả làm người giàu.
Một khi hộp Pandora được mở thì những người giàu có với tài phú áp đảo sẽ là lực lượng nhanh chóng nổi lên làm chủ, thống trị dân đen.
Tài sản không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác, từ mặt nổi tới chìm dưới đất.
Đáng tiếc, dân thường có nằm mơ cũng không ngờ được xung quanh mình lại có nhiều đại gia ngầm chờ thời như thế.
Trong rương, ngoài vàng ra chỉ có vài quyển sách về “xã hội chủ nghĩa” “kinh tế chính trị học” mà Trần Tí Viết.
Điều này chứng tỏ Trương Trọng nghiên cứu rất nhiều về lý thuyết xã hội chủ nghĩa, coi trọng nó không khác gì vàng bạc, châu báu.
Thật trớ trêu khi địa chủ và tư sản mới là người bỏ công nghiên cứu, trân trọng về xã hội chủ nghĩa hơn ai hết.
Về phía Trương Thành, cậu ta lớn lên trong môi trường hợp tác xã, không có hiểu biết rõ ràng về cái gọi là tư sản, địa chủ.
Rương vàng trước mắt nhưng trong đầu Trương Thành chỉ toát lên dục vọng không thể kìm nén về ăn chơi sa đọa:
- Thầy, con dùng số vàng này mua xe đạp được không?
- Con… con cần đi lại!
Trương thành đỏ mặt nói dối tìm lý do để tiêu tiền, bị ông Trọng bắt tại chỗ:
- Mày muốn mua xe tán cái Hường chứ gì, thấy nó mê thằng Tuấn cũng vì cái xe đạp nên muốn ha oai đúng không.
- Tao còn lạ gì, mày mở mồm ra là biết nghĩ gì trong đầu, toàn là ba cái thứ đồi trụy.
- Đầu óc đen tối, sao mà làm được việc lớn.
Tuấn là thư sinh đẹp trai trong làng, làm giáo viên trên thị trấn nên được cấp cho cái xe đạp đi lại.
Hường là hot girl trong vùng, nổi tiếng xinh đẹp, người mà Trương Thành thầm thương trộm nhớ.
Và xã hội thời nào cũng vậy, thà khóc sau xe đạp còn hơn cười đi bộ là thành ngữ nơi đây.
Nhưng ông Trương Trọng gõ vào đầu:
- Dốt!
- Không có chí tiến thủ!
- Chỉ có lũ ngu mới tiêu tiền vô bổ vào mấy món hàng tiêu dùng lấy le với gái ấy.
- Đọc cho kỹ vào, chỉ có nắm tư liệu sản xuất mới giúp bản thân ngày càng giàu có, dân đen ngu dốt ham hố vẻ ngoài hào nhoáng sẽ ngày càng nghèo đi.
- Mày nghĩ coi, giờ âm thầm thu mua hết ruộng đất, máy móc, nhà xưởng, đất đai, sau đó làm ông chủ, bắt bọn nông dân, công nhân làm thuê cho mình, khi đó muốn bao nhiêu tiền, bao nhiêu gái chả được.
- Chỉ có tiền hái ra tiền mới là vương đạo, hiểu không.
Ông Trọng chỉ vào lý thuyết về tư liệu sản xuất, quan hệ sản xuất trong sách của Trần Tí viết mà dạy dỗ con trai.
Nghe lời của cha mình nói, Trương thành bỗng cảm thấy xấu hổ.
Chưa nói đến việc mê gái, “chung tình” lên não, chỉ riêng việc không biết tính toán mở rộng sự nghiệp đã kém quá rồi.
- Vậy để con đi tìm người ta mua đất.
Trương Trọng thấy thằng con của mình đần độn như vậy, huyết áp tăng cao như vũ bão, nổi giận đùng đùng:
- Đứng lại đó, cái thằng ngu này?
- Sao mày con tao mà không khôn giống tao gì hết hả.
- Không phải già rồi thì tao đã luyện tài khoản mới.
- Muốn thâu tóm ruộng đất thì phải tìm cơ hội, đẩy lũ điêu dân vào tình thế buộc bán ruộng đất mới thu được giá thấp chứ đừng có ngu cho chúng treo giá trên trời.
- Chờ khi nào gom đất xong rồi mới bơm tin, thổi giá lên gấp 1000 lần chứ mày đi nhông nhông ra mua đất thế kia bị treo giá ngay.
- Với cả nhìn cho kỹ vào, đây chỉ là thí điểm thôi, nghĩa là việc đổi mới này có thể dừng bất kỳ khi nào, mày chạy ra bô bô cái mồm gom đất là đang muốn hai cha con vào tù ở đấy hả?
- Lãnh tụ muốn chúng ta giàu thì chúng ta mới giàu được, hiểu không, cứ từ từ mưu tính.
Ở sân hợp tác xã, vui vẻ thích thú nhất là bà Hương nhà ông Đèo, với tính cách khôn lỏi, bà ta đã thoải mái ham ăn, biếng làm trong hợp tác xã và ảo tưởng bản thân sẽ giàu lên nhanh chóng khi tách ra.
Bà Hương là một phụ nữ lớn tuổi, ông Đèo bị thọt, không có sức lao động, là thành phần thế yếu được hỗ trợ nhiều nhất từ hợp tác xã, có trợ cấp kinh tế tương đối khá.
Tất nhiên, khi hợp tác xã giải tán thì mọi trợ cấp đó cũng cuốn theo chiều gió, lên ti vi mà nhận.
Buồn cười ở chỗ, bà Hương đang quẩy nhiệt tình còn hơn cả fan T1 khi nổ hũ 11 trận trước Geng, hoàn toàn không chút nào nghĩ đến tương lai sẽ làm gì kiếm sống với tấm thân già yếu ớt và một người tàn tật chờ nuôi ở nhà.
Khó mà nói bà ấy khôn hay dại được vì quá mâu thuẫn trong cùng một người.
Nhưng nếu hỏi người được lợi nhất toàn hợp tác xã thì không ai khác ngoài ông lão địa chủ hiền lành nằm ngoài rìa xã hội.
Ông Trương Trọng.
- Thầy ơi!
- Thầy!
- Đổi mới rồi, hợp tác xã giải thể rồi.
Trong một ngôi nhà nhỏ góc cuối hợp tác xã, một thanh niên vui mừng báo với cha của mình.
Anh ta tên là Trương Thành, con ông Trương Trọng.
Hợp tác xã Thành Trọng trên thực tế là lấy theo hai cha con ông ấy vì ngày xưa ruộng đất cả vùng này đều nằm trong tay họ.
Sau khi cải cách ruộng đất, ông Trọng sống một cách thầm lặng bên rìa xã hội, tỏ ra hiền hòa, dễ mến tới nỗi hầu hết người biết chuyện đều đã mất đi ký ức về đại địa chủ ruộng đất bạt ngàn, thét ra lửa ngày nào.
Bản thân ông Trọng cũng sống mơ mơ màng màng, tưởng rằng cả đời này sẽ không còn cơ hội trở thành phú ông, nhân thượng nhân như xưa.
Lúc này, ông Trọng còn chưa biết chuyện gì xảy ra:
- Có chuyện gì mà chạy như ma đuổi thế?
- Đã nói rồi, làm đàn ông thì phải biết điềm tĩnh đối mặt mọi chuyện.
Trương Thành hớn hở phe phẩy tờ báo trên tay:
- Hợp tác xã giải tán rồi.
- Đích thân lãnh tụ và hội đồng quốc gia công bố nghị quyết, hợp tác xã Thành Trọng đã chính thức giải tán.
- Không phải bố bảo năm xưa nhà mình ruộng đất bạt ngàn, cò bay thẳng cánh sao?
- Bây giờ đã đổi mới, cho phép sở hữu ruộng đất rồi, nhà mình sẽ được trở lại như xưa.
Ông Trọng lúc này mới vụt bắn dậy, giật phắt tờ báo đang vẫy trên tay Trương Thành.
Đọc kỹ từng chữ, nước mắt ông Trọng dần dần chảy xuống.
- Năm năm rồi.
- Đã năm năm trôi qua rồi.
- Cữ ngỡ rằng cả đời này không còn cơ hội đông sơn tái khởi nữa.
- Thành à!
- Cuối cùng cơ hội cũng tới rồi.
Nước mắt giàn giụa, ông lão năm mươi tuổi khóc như một đứa trẻ làm Trương Thành luống cuống.
- Thầy ơi, thầy đừng khóc!
Trương Trọng không trả lời, nắm tay Trương Thành đi vào trong nhà.
Trong ánh mắt khó hiểu của anh ta, ông Trọng lấy xà beng, cạy mở một căn hầm dưới nền nhà
- Con trai, bây giờ thầy đã già, u cũng q·ua đ·ời, cơ hội làm giàu sắp tới trông chờ vào con.
Ông ta vừa nói vừa làm việc.
Từ dưới căn hầm, một nhà kho nhỏ chứa rương chất đầy vàng bạc, ánh sáng chói lóa khiến đôi mắt của Trương Thành mở to ra.
- Thầy… thầy….
Trương Trọng bình tĩnh kể chuyện:
- Năm xưa, khi cải cách ruộng đất, thầy lựa chọn giao đất lấy tiền, triều đình thấy ngoan nên bồi thường cũng hậu.
- Thầy bí mật cất giữ khoản tiền lớn, chờ cơ hội như thế này đây.
Đây là một sự thực mà nhiều người đọc sơ lịch sử sẽ không hiểu.
Về bản chất, nhà nước xã hội cấm sở hữu “tư liệu sản xuất” như ruộng đất, mỏ quặng, nhà máy… chứ không cấm sở hữu tài sản thông thường, tiền bạc.
Vậy nên âm thầm trong dân vẫn luôn có những người giàu có, dồi dào tiền bạc.
Chẳng qua vì không thể sở hữu ruộng đất, nhà máy nên họ giấu kín đi, tạo ra thảm cảnh “nghèo giả tạo”.
Đây có thể xem là nghịch lý so với xã hội tư bản, giả làm người giàu.
Một khi hộp Pandora được mở thì những người giàu có với tài phú áp đảo sẽ là lực lượng nhanh chóng nổi lên làm chủ, thống trị dân đen.
Tài sản không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác, từ mặt nổi tới chìm dưới đất.
Đáng tiếc, dân thường có nằm mơ cũng không ngờ được xung quanh mình lại có nhiều đại gia ngầm chờ thời như thế.
Trong rương, ngoài vàng ra chỉ có vài quyển sách về “xã hội chủ nghĩa” “kinh tế chính trị học” mà Trần Tí Viết.
Điều này chứng tỏ Trương Trọng nghiên cứu rất nhiều về lý thuyết xã hội chủ nghĩa, coi trọng nó không khác gì vàng bạc, châu báu.
Thật trớ trêu khi địa chủ và tư sản mới là người bỏ công nghiên cứu, trân trọng về xã hội chủ nghĩa hơn ai hết.
Về phía Trương Thành, cậu ta lớn lên trong môi trường hợp tác xã, không có hiểu biết rõ ràng về cái gọi là tư sản, địa chủ.
Rương vàng trước mắt nhưng trong đầu Trương Thành chỉ toát lên dục vọng không thể kìm nén về ăn chơi sa đọa:
- Thầy, con dùng số vàng này mua xe đạp được không?
- Con… con cần đi lại!
Trương thành đỏ mặt nói dối tìm lý do để tiêu tiền, bị ông Trọng bắt tại chỗ:
- Mày muốn mua xe tán cái Hường chứ gì, thấy nó mê thằng Tuấn cũng vì cái xe đạp nên muốn ha oai đúng không.
- Tao còn lạ gì, mày mở mồm ra là biết nghĩ gì trong đầu, toàn là ba cái thứ đồi trụy.
- Đầu óc đen tối, sao mà làm được việc lớn.
Tuấn là thư sinh đẹp trai trong làng, làm giáo viên trên thị trấn nên được cấp cho cái xe đạp đi lại.
Hường là hot girl trong vùng, nổi tiếng xinh đẹp, người mà Trương Thành thầm thương trộm nhớ.
Và xã hội thời nào cũng vậy, thà khóc sau xe đạp còn hơn cười đi bộ là thành ngữ nơi đây.
Nhưng ông Trương Trọng gõ vào đầu:
- Dốt!
- Không có chí tiến thủ!
- Chỉ có lũ ngu mới tiêu tiền vô bổ vào mấy món hàng tiêu dùng lấy le với gái ấy.
- Đọc cho kỹ vào, chỉ có nắm tư liệu sản xuất mới giúp bản thân ngày càng giàu có, dân đen ngu dốt ham hố vẻ ngoài hào nhoáng sẽ ngày càng nghèo đi.
- Mày nghĩ coi, giờ âm thầm thu mua hết ruộng đất, máy móc, nhà xưởng, đất đai, sau đó làm ông chủ, bắt bọn nông dân, công nhân làm thuê cho mình, khi đó muốn bao nhiêu tiền, bao nhiêu gái chả được.
- Chỉ có tiền hái ra tiền mới là vương đạo, hiểu không.
Ông Trọng chỉ vào lý thuyết về tư liệu sản xuất, quan hệ sản xuất trong sách của Trần Tí viết mà dạy dỗ con trai.
Nghe lời của cha mình nói, Trương thành bỗng cảm thấy xấu hổ.
Chưa nói đến việc mê gái, “chung tình” lên não, chỉ riêng việc không biết tính toán mở rộng sự nghiệp đã kém quá rồi.
- Vậy để con đi tìm người ta mua đất.
Trương Trọng thấy thằng con của mình đần độn như vậy, huyết áp tăng cao như vũ bão, nổi giận đùng đùng:
- Đứng lại đó, cái thằng ngu này?
- Sao mày con tao mà không khôn giống tao gì hết hả.
- Không phải già rồi thì tao đã luyện tài khoản mới.
- Muốn thâu tóm ruộng đất thì phải tìm cơ hội, đẩy lũ điêu dân vào tình thế buộc bán ruộng đất mới thu được giá thấp chứ đừng có ngu cho chúng treo giá trên trời.
- Chờ khi nào gom đất xong rồi mới bơm tin, thổi giá lên gấp 1000 lần chứ mày đi nhông nhông ra mua đất thế kia bị treo giá ngay.
- Với cả nhìn cho kỹ vào, đây chỉ là thí điểm thôi, nghĩa là việc đổi mới này có thể dừng bất kỳ khi nào, mày chạy ra bô bô cái mồm gom đất là đang muốn hai cha con vào tù ở đấy hả?
- Lãnh tụ muốn chúng ta giàu thì chúng ta mới giàu được, hiểu không, cứ từ từ mưu tính.
Gợi Ý Cho Bạn
Bình Luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận.
0 Thảo luận