Cài đặt tùy chỉnh
Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới
Chương 260: Chương 260: Dự luật đổi mới (2)
Ngày cập nhật : 2024-11-10 14:28:43Chương 260: Dự luật đổi mới (2)
“Đổi Mới” đây là một giai đoạn đặc thù được nhắc đến rất nhiều và để lại những dấu ấn sâu sắc theo dòng lịch sử.
Thậm chí dính dáng đến một trong những sự kiện quan trọng nhất thế kỷ 20 là Liên xô sụp đổ.
Sau thời kỳ này, có những nước lựa chọn giữ lại hệ thống kinh tế kế hoạch cũ với một số cải tiến nhỏ định hướng thị trường để tiếp tục tồn tại và phát triển trong tình trạng bao vây, c·ấm v·ận như Cuba (GDP - PPP bình quân đầu người đạt hơn 20.000 USD/người/năm) Triều Tiên (thành cường quốc quân sự top đầu châu á, trên thế giới cũng có tên có tuổi).
[Tất nhiên, ai cũng biết hai quốc gia này gặp nhiều khó khăn về dân sinh nhưng nên nhìn khách quan hơn là họ có thành tựu về mặt khác riêng của mình, còn vụ chê nghèo chê khổ thì có truyền thông phương tây làm rồi nên mình không dài tay.]
Cũng có những quốc gia lựa chọn kinh thế thị trường tự do hoàn toàn như Liên Xô rồi sụp đổ trong tiếc nuối.
Hoặc lựa chọn xây dựng nền kinh tế kế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển rực rỡ sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tuy nhiên, hầu hết những sự kiện ở trên chỉ còn là đôi ba dòng trong lịch sử và người thường chỉ biết đại khái qua vài lời kể vào thời điểm hiện tại
Rất khó để người sống ở hiện đại hiểu rõ kinh tế thị trường thuần túy và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa khác xa tới mức nào.
Cũng như tổng quan những ưu điểm, khuyết điểm của kinh tế kế hoạch, kinh tế tập thể so với kinh tế thị trường, kinh tế cá thể.
Hầu hết mọi người chỉ hiểu mang máng bao cấp “trì trệ” và rồi đổi mới sang “thị trường” nhưng thường bỏ quên mất tên đầy đủ là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”
- Đầu tiên, đối lập với kinh tế kế hoạch là kinh tế thị trường thuần túy.
- Kinh tế kế hoạch lấy pháp lệnh của nhà nước để điều hành toàn bộ nền kinh tế, xây dựng định hướng trong thời gian dài, giúp lĩnh vực quốc phòng, công nghiệp nặng, hóa chất, dầu mỏ… những ngành có chu kỳ cực dài và cần nhiều nguồn lực phát triển yên ổn để cung cấp sản phẩm giá rẻ ổn định.
- Nhân sự, máy móc, công nghệ của những ngành này cần quá nhiều thời gian và tiền bạc để đầu tư nên cực kỳ dễ bị độc quyền, thao túng giá lung tung nếu thả nổi hoàn toàn cho thị trường.
[Ví dụ như từ ngày 12/2/2021 cho đến 19/2/2021, tranh thủ giá rét bất thường, các công ty điện lực Mỹ đã tăng giá điện gấp 450 lần ở bang Texas, đạt mốc 9 USD (khoảng 225 nghìn đồng)/ 1 số điện trong khi những bang khác ngay cạnh thừa thãi điện vứt bỏ.
Và quan trọng nhất, việc tăng giá điện này là hợp pháp vì “thị trường tự do” giá cả nhảy múa còn nhiệt hơn cả các idol Hàn, không giống như kinh tế kế hoạch, giá cả hầu như cố định trong thời gian dài.]
- Tuy nhiên, kinh tế kế hoạch lại thiếu đi sự linh hoạt, nhanh chóng điều chỉnh và sáng tạo trong những ngành có chu kỳ ngắn như công nghiệp nhẹ, dịch vụ, thương mại,…
[Ví dụ: Giá thịt lợn, thịt gà khan hiếm thì trại chăn nuôi trong kinh tế thị trường sẽ nhanh chóng tăng giá, mở rộng sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận nhưng trong kinh tế kế hoạch thì việc điều chỉnh mở rộng, tăng giá trong thời gian ngắn là bất khả thi vì cần phải đến bộ trưởng, nguyên thủ, thậm chí quốc hội phê duyệt lại kế hoạch sản xuất và khung giá, gây tổn thất lợi nhuận cho người chăn nuôi.]
- Bên cạnh đó, kinh tế kế hoạch cũng lấy nhu cầu sử dụng thiết yếu như Quốc Phòng, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh quốc gia làm trọng yếu trong khi xem nhẹ các nhu cầu cá nhân như hàng hóa mẫu mã đẹp, tiện dụng, ăn ngon, các giá trị cá nhân hóa có tính giải trí cao như lời khen, trầm trồ, danh tiếng… vì không có quy chuẩn nào cho những nhu cầu cá nhân như vậy để lên kế hoạch cả.
[Ví dụ, 1 chiếc siêu xe Bugatti La Voiture Noire có giá bằng 37 chiếc xe tăng T-72 (hoặc 1500 chiếc ô tô bình dân) trên thị trường.
Nhưng kinh tế kế hoạch coi siêu xe Bulgatti không khác gì Kia Morning cả, thậm chí đem Bulgatti cho các cụ thế hệ trước có khi còn bị chửi ngu vì gầm thấp dễ va hỏng, không gian hẹp chở được ít đồ.
Trong trường hợp chiến sự thì khỏi bàn, một cái bánh xích của xe tăng T-72 còn quan trọng hơn cả chiếc siêu xe là chuyện thường.
Ngược lại, về dân sinh thì đại gia sẽ muốn sưu tập siêu xe để mua danh tiếng của hãng xe, đi ha oai, tán gái, được người khác trầm trồ thán phục bởi sự giàu có.]
- Vậy nên phối hợp lại thành nền kinh tế hỗn hợp giống xu hướng của thế giới là tốt nhất.
Trần Tí khoanh một vòng đỏ vào “kinh tế hỗn hợp” đồng thời ghi chú rất cả giải thích để những người khác hiểu rõ những vấn đề phức tạp trong này.
Bản thân anh có kinh nghiệm xương máu từ thời hiện đại nhưng người khác thì không.
Thực ra, đây cũng là xu thế chung của thế giới hiện đại, khi mà việc kết hợp giữa kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường ưu việt có thể tận dụng điểm mạnh cả hai nếu biết cách.
Không phải lúc nào kinh tế kế hoạch cũng là lạc hậu, nhiều nền kinh tế hùng mạnh của tư bản cũng sao chép các ưu điểm kinh tế kế hoạch để phát triển dù lệch lạc và độc tài.
[Ví dụ, con rồng châu á Hàn Quốc hóa rồng trong thời đại Park Chung Hee đã học tập Liên Xô, sử dụng quyền lực nhà nước và kế hoạch kinh tế, lập ra những Chaebol độc quyền như Samsung, Lotte… nổi tiếng toàn thế giới.
Tuy nhiên, vì thiếu đi định hướng xã hội chủ nghĩa nên rất nhiều người lao động đã bị đàn áp dã man, bất bình đẳng xã hội tăng cao…]
Trần Tí vốn đã “bật hack” biết trước đáp án nên đưa ra quyết định này không khó.
Nhưng đối với hai vế khác, kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân đối lập thì khó hơn nhiều vì cả ưu và nhược điểm đều rất phức tạp.
Dễ hiểu nhưng khó chấp nhận.
Thứ mâu thuẫn nhất ở chỗ này là lòng người.
Thực ra thì năng suất của kinh tế tập thể không cao trong thời bình chẳng phải điều gì hiếm lạ mà đã có nhiều người chú ý từ trước, nhưng có nhiều nguyên nhân dẫn tới khó mà đánh giá năng suất hay một số ảnh ưởng khác quan trọng hơn.
- Khuyết điểm kinh tế tập thể nằm ở chỗ thiếu động lực lao động của những cá nhân trong tập thể và gây bất mãn đối với một vài người muốn phấn đấu làm giàu.
Trần Tí bình tĩnh đưa ra suy nghĩ của mình
Người thường nhìn thấy những điều này sẽ liên tưởng đến việc chỉ cần để ai làm nhiều hưởng nhiều hơn sẽ có động lực lao động.
Còn phấn đấu làm giàu thì chẳng phải càng tốt sao, nỗ lực làm nhiều hơn nữa?
Nhưng nếu đơn giản như thế thì các lãnh đạo đã giải quyết dễ dàng và không trở thành sự trì trệ, khủng hoảng trong thời gian dài trên phạm vi toàn hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Bởi vì ngay từ đầu, kinh tế tập thể đã phát triển với phương châm “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” ai làm càng nhiều, đóng góp càng nhiều hơn thì sẽ được hưởng càng nhiều hơn.
Trên thế giới không thiếu những bộ óc thiên tài, chuyện đơn giản như vậy sao mà không nghĩ ra.
Thậm chí, về lý thuyết, kinh tế tập thể giúp gia tăng năng suất lao động vì áp dụng máy móc hiện đại nhờ góp vốn chung và hăng hái sản xuất nhờ mỗi người đều có cổ phần.
Vậy tại sao vẫn không có động lực lao động?
Vấn đề này, Trần Tí đã đích thân thị sát từng mắt ở những nông trường, nhà máy trên lãnh thổ Đại Việt.
“Đổi Mới” đây là một giai đoạn đặc thù được nhắc đến rất nhiều và để lại những dấu ấn sâu sắc theo dòng lịch sử.
Thậm chí dính dáng đến một trong những sự kiện quan trọng nhất thế kỷ 20 là Liên xô sụp đổ.
Sau thời kỳ này, có những nước lựa chọn giữ lại hệ thống kinh tế kế hoạch cũ với một số cải tiến nhỏ định hướng thị trường để tiếp tục tồn tại và phát triển trong tình trạng bao vây, c·ấm v·ận như Cuba (GDP - PPP bình quân đầu người đạt hơn 20.000 USD/người/năm) Triều Tiên (thành cường quốc quân sự top đầu châu á, trên thế giới cũng có tên có tuổi).
[Tất nhiên, ai cũng biết hai quốc gia này gặp nhiều khó khăn về dân sinh nhưng nên nhìn khách quan hơn là họ có thành tựu về mặt khác riêng của mình, còn vụ chê nghèo chê khổ thì có truyền thông phương tây làm rồi nên mình không dài tay.]
Cũng có những quốc gia lựa chọn kinh thế thị trường tự do hoàn toàn như Liên Xô rồi sụp đổ trong tiếc nuối.
Hoặc lựa chọn xây dựng nền kinh tế kế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển rực rỡ sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tuy nhiên, hầu hết những sự kiện ở trên chỉ còn là đôi ba dòng trong lịch sử và người thường chỉ biết đại khái qua vài lời kể vào thời điểm hiện tại
Rất khó để người sống ở hiện đại hiểu rõ kinh tế thị trường thuần túy và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa khác xa tới mức nào.
Cũng như tổng quan những ưu điểm, khuyết điểm của kinh tế kế hoạch, kinh tế tập thể so với kinh tế thị trường, kinh tế cá thể.
Hầu hết mọi người chỉ hiểu mang máng bao cấp “trì trệ” và rồi đổi mới sang “thị trường” nhưng thường bỏ quên mất tên đầy đủ là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”
- Đầu tiên, đối lập với kinh tế kế hoạch là kinh tế thị trường thuần túy.
- Kinh tế kế hoạch lấy pháp lệnh của nhà nước để điều hành toàn bộ nền kinh tế, xây dựng định hướng trong thời gian dài, giúp lĩnh vực quốc phòng, công nghiệp nặng, hóa chất, dầu mỏ… những ngành có chu kỳ cực dài và cần nhiều nguồn lực phát triển yên ổn để cung cấp sản phẩm giá rẻ ổn định.
- Nhân sự, máy móc, công nghệ của những ngành này cần quá nhiều thời gian và tiền bạc để đầu tư nên cực kỳ dễ bị độc quyền, thao túng giá lung tung nếu thả nổi hoàn toàn cho thị trường.
[Ví dụ như từ ngày 12/2/2021 cho đến 19/2/2021, tranh thủ giá rét bất thường, các công ty điện lực Mỹ đã tăng giá điện gấp 450 lần ở bang Texas, đạt mốc 9 USD (khoảng 225 nghìn đồng)/ 1 số điện trong khi những bang khác ngay cạnh thừa thãi điện vứt bỏ.
Và quan trọng nhất, việc tăng giá điện này là hợp pháp vì “thị trường tự do” giá cả nhảy múa còn nhiệt hơn cả các idol Hàn, không giống như kinh tế kế hoạch, giá cả hầu như cố định trong thời gian dài.]
- Tuy nhiên, kinh tế kế hoạch lại thiếu đi sự linh hoạt, nhanh chóng điều chỉnh và sáng tạo trong những ngành có chu kỳ ngắn như công nghiệp nhẹ, dịch vụ, thương mại,…
[Ví dụ: Giá thịt lợn, thịt gà khan hiếm thì trại chăn nuôi trong kinh tế thị trường sẽ nhanh chóng tăng giá, mở rộng sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận nhưng trong kinh tế kế hoạch thì việc điều chỉnh mở rộng, tăng giá trong thời gian ngắn là bất khả thi vì cần phải đến bộ trưởng, nguyên thủ, thậm chí quốc hội phê duyệt lại kế hoạch sản xuất và khung giá, gây tổn thất lợi nhuận cho người chăn nuôi.]
- Bên cạnh đó, kinh tế kế hoạch cũng lấy nhu cầu sử dụng thiết yếu như Quốc Phòng, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh quốc gia làm trọng yếu trong khi xem nhẹ các nhu cầu cá nhân như hàng hóa mẫu mã đẹp, tiện dụng, ăn ngon, các giá trị cá nhân hóa có tính giải trí cao như lời khen, trầm trồ, danh tiếng… vì không có quy chuẩn nào cho những nhu cầu cá nhân như vậy để lên kế hoạch cả.
[Ví dụ, 1 chiếc siêu xe Bugatti La Voiture Noire có giá bằng 37 chiếc xe tăng T-72 (hoặc 1500 chiếc ô tô bình dân) trên thị trường.
Nhưng kinh tế kế hoạch coi siêu xe Bulgatti không khác gì Kia Morning cả, thậm chí đem Bulgatti cho các cụ thế hệ trước có khi còn bị chửi ngu vì gầm thấp dễ va hỏng, không gian hẹp chở được ít đồ.
Trong trường hợp chiến sự thì khỏi bàn, một cái bánh xích của xe tăng T-72 còn quan trọng hơn cả chiếc siêu xe là chuyện thường.
Ngược lại, về dân sinh thì đại gia sẽ muốn sưu tập siêu xe để mua danh tiếng của hãng xe, đi ha oai, tán gái, được người khác trầm trồ thán phục bởi sự giàu có.]
- Vậy nên phối hợp lại thành nền kinh tế hỗn hợp giống xu hướng của thế giới là tốt nhất.
Trần Tí khoanh một vòng đỏ vào “kinh tế hỗn hợp” đồng thời ghi chú rất cả giải thích để những người khác hiểu rõ những vấn đề phức tạp trong này.
Bản thân anh có kinh nghiệm xương máu từ thời hiện đại nhưng người khác thì không.
Thực ra, đây cũng là xu thế chung của thế giới hiện đại, khi mà việc kết hợp giữa kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường ưu việt có thể tận dụng điểm mạnh cả hai nếu biết cách.
Không phải lúc nào kinh tế kế hoạch cũng là lạc hậu, nhiều nền kinh tế hùng mạnh của tư bản cũng sao chép các ưu điểm kinh tế kế hoạch để phát triển dù lệch lạc và độc tài.
[Ví dụ, con rồng châu á Hàn Quốc hóa rồng trong thời đại Park Chung Hee đã học tập Liên Xô, sử dụng quyền lực nhà nước và kế hoạch kinh tế, lập ra những Chaebol độc quyền như Samsung, Lotte… nổi tiếng toàn thế giới.
Tuy nhiên, vì thiếu đi định hướng xã hội chủ nghĩa nên rất nhiều người lao động đã bị đàn áp dã man, bất bình đẳng xã hội tăng cao…]
Trần Tí vốn đã “bật hack” biết trước đáp án nên đưa ra quyết định này không khó.
Nhưng đối với hai vế khác, kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân đối lập thì khó hơn nhiều vì cả ưu và nhược điểm đều rất phức tạp.
Dễ hiểu nhưng khó chấp nhận.
Thứ mâu thuẫn nhất ở chỗ này là lòng người.
Thực ra thì năng suất của kinh tế tập thể không cao trong thời bình chẳng phải điều gì hiếm lạ mà đã có nhiều người chú ý từ trước, nhưng có nhiều nguyên nhân dẫn tới khó mà đánh giá năng suất hay một số ảnh ưởng khác quan trọng hơn.
- Khuyết điểm kinh tế tập thể nằm ở chỗ thiếu động lực lao động của những cá nhân trong tập thể và gây bất mãn đối với một vài người muốn phấn đấu làm giàu.
Trần Tí bình tĩnh đưa ra suy nghĩ của mình
Người thường nhìn thấy những điều này sẽ liên tưởng đến việc chỉ cần để ai làm nhiều hưởng nhiều hơn sẽ có động lực lao động.
Còn phấn đấu làm giàu thì chẳng phải càng tốt sao, nỗ lực làm nhiều hơn nữa?
Nhưng nếu đơn giản như thế thì các lãnh đạo đã giải quyết dễ dàng và không trở thành sự trì trệ, khủng hoảng trong thời gian dài trên phạm vi toàn hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Bởi vì ngay từ đầu, kinh tế tập thể đã phát triển với phương châm “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” ai làm càng nhiều, đóng góp càng nhiều hơn thì sẽ được hưởng càng nhiều hơn.
Trên thế giới không thiếu những bộ óc thiên tài, chuyện đơn giản như vậy sao mà không nghĩ ra.
Thậm chí, về lý thuyết, kinh tế tập thể giúp gia tăng năng suất lao động vì áp dụng máy móc hiện đại nhờ góp vốn chung và hăng hái sản xuất nhờ mỗi người đều có cổ phần.
Vậy tại sao vẫn không có động lực lao động?
Vấn đề này, Trần Tí đã đích thân thị sát từng mắt ở những nông trường, nhà máy trên lãnh thổ Đại Việt.
Gợi Ý Cho Bạn
Bình Luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận.
0 Thảo luận