Cài đặt tùy chỉnh

Tùy chỉnh
Mục lục
Đánh dấu

Đại Náo Từ 1960

Chương 79: Chương 79. Đền bù

Ngày cập nhật : 2024-11-10 08:49:48
Chương 79. Đền bù

- Dạ bẩm đại nhân, đế quốc tuyên truyền trên máy phát thanh và máy phát hình nói Đại Thịnh theo chế độ đa thê, ấy vậy mà khi ta muốn cưới vợ hai, tại sao đi đăng ký kết hôn lại không được?

- Ngươi tên là gì?

- Dạ bẩm thủ tướng đại nhân, thảo dân là Trương Đại Tráng, sống ở vùng này.

- Vậy ngươi muốn cưới vợ thứ hai, vợ cả có đồng ý không?

- Dạ có.

- Vậy vợ thứ hai có đồng ý không, hay là bị ép buộc?

- Dạ tự nguyện ạ.

- Hảo, như vậy là đủ điều kiện về tự do hôn nhân. Nhưng khi ngươi đi đăng ký kết hôn ngươi có làm theo tất cả hướng dẫn không?

- Dạ có, làm ghi chép nhiều lắm. Nhưng cuối cùng kêu ta nộp tiền vàng cho vợ hai thì ta không chịu.

- Vì sao?

- Dạ, hồi nào đến giờ đâu có lệ nộp tiền vàng cho vợ, chuyện sính lễ ta đã đưa nhà gái rồi mà. Thứ hai là ta không có đủ 100 lượng vàng để nộp cho vợ hai, không biết ai ác đức đặt ra chuyện này làm gì nữa.

- Là ta, chuyện 100 lượng vàng giao cho vợ thứ hai trở đi là ta đặt ra đó.

- Cái gì... Thủ... Thủ tướng đặt ra sao? Nhưng để làm gì? Dân nghèo như chúng ta làm sao đủ vàng?

- Hừ, đã biết mình nghèo rồi sao lại còn đèo bồng cưới vợ hai vợ ba làm gì nữa?

- Ừ thì... Nhưng đế quốc cho phép mà.

- Đúng vậy, cho phép nhưng chỉ cho người giàu có, đủ sức lo cho nhiều vợ, như vậy sau khi cưới về mới hạnh phúc, ít nhất là khỏi lo chuyện tiền nong. Ta đã có quy định rõ ràng: cưới vợ hai phải giao cho vợ hai 100 lượng vàng ròng, vợ ba 200 lượng, vợ tư 300 lượng... Số vàng này vừa giúp các cô vợ thủ thân lại vừa hạn chế mấy ông chồng cưới vợ quá nhiều gây mất cân bằng trong xã hội. Đây là cách ta đền bù cho giới phụ nữ trong đế quốc. Giờ nghe rõ chưa, còn kiện nữa không?



- Dạ thảo dân đã nghe rõ. Nhưng phụ nữ thì có gì đâu mà thủ tướng phải đền bù?

- Ta cho lập chế độ đa thê là làm thiệt thòi phụ nữ. Nếu chế độ 1 vợ 1 chồng thì họ đâu có chịu cảnh chồng chung.

- Vậy sao ngài còn cho đa thê?

- Ngươi không thấy ta có 4 vợ phía sau à?

- Ồ, thủ tướng quả nhiên dũng mãnh phi thường. Nhưng còn vợ hai của ta thì sao?

- Thì ngươi ráng làm lụng kiếm tiền cưới vợ đi chứ sao.

- Một tháng lương tuy cao đến 2 chỉ vàng, một năm 2 lượng tư, nhưng ta biết chừng nào mới đủ 100 lượng vàng?

- Thế vợ cả của ngươi đâu, còn vợ hai nữa, rồi cha mẹ, anh em, con cái... Nếu mọi người ủng hộ ngươi cưới vợ thì mượn trước trả sau là đủ cưới thôi.

- ???

- Sao? Còn cưới nữa không?

- Dạ thôi, thảo dân không cưới nữa.

...

Phong ba nho nhỏ đã đi qua, Giang Bình An không biết chuyện 100 lượng vàng cưới vợ hai này, có làm dân chúng oán than hay không, nhưng cứ quy định hẳn hòi như vậy để hạn chế dân thường cưới vợ quá nhiều, và đồng thời cũng không để kẻ giàu sang phải lén lút vợ bé vợ mọn, họ có thể quang minh chính đại cưới nhiều vợ.

Đối với hắn, đây là một cách thể hiện sự công bằng trong xã hội, kẻ giỏi giang, giàu có thì có thể cưới nhiều vợ. Người nghèo thì chỉ nên có một vợ an phận thủ thường, như vậy mới lo tròn cho vợ con. Các chị em phụ nữ làm vợ lẻ cũng có vàng thủ thân hoặc lo cho gia đình.

Ngoài ra, sự đền bù cho phái nữ còn nằm ở việc b·ạo h·ành gia đình. Luật được quy định rất rõ ràng: Mỗi lần đánh mắng thậm tệ thì người b·ạo h·ành phải nộp phạt 1 lượng vàng cho người b·ị b·ạo h·ành, đồng thời phải lao động công ích một tháng 30 ngày liên tục.

Giá như ngày trước Bắc Kinh có luật này, thì Tần Hoài Như có lẽ đã có vài ngàn lượng vàng rồi cũng nên, lúc đó nàng đã giàu to.

Luật này được thực hành rất nghiêm khắc, nhờ vậy cả nước 465 triệu người, 60-70 triệu gia đình, hầu như mỗi ngày chỉ có lác đác vài trăm vụ b·ạo h·ành chồng đánh chửi vợ thôi, và con số này ngày càng giảm xuống rõ rệt.



(PS: tăng lên 465 triệu người là do chuyển người từ các nơi núi rừng hẻo lánh ra ngoài sinh sống)

Cứ hễ b·ạo h·ành là mất toi một tháng đi làm đường, nạo vét kênh rạch. Nếu trong trường hợp không có 1 lượng vàng nộp phạt, thì sẽ trừ lương dần dần, mỗi tháng trừ 1/2 cho đến hết nợ phạt, không thể trốn khỏi.

Nếu kháng cự không chịu đi làm trả nợ thì bắt buộc đi lao động công ích để trả nợ, một ngày lao động công ích chỉ bằng 1/2 mức lương đi làm bình thường.

Những điều luật này làm cho các ông chồng nóng tính nhất cũng phải co giò rút cẳng, sợ Đông sợ Tây. Còn các cô vợ thì suốt ngày cứ cười tươi tủm tỉm, không còn sợ b·ị đ·ánh chửi thô bạo nữa, mà lỡ có b·ị đ·ánh thì cũng có vàng bỏ túi nha, vàng rất đẹp, mấy cô vợ, ai ai cũng thích.

Nhưng chưa vẫn chưa hết, Giang Bình An còn ra thêm luật l·y h·ôn quy định: Nếu chồng bỏ vợ mới cưới trong 2 năm thì đền bù 5 lượng vàng cho vợ. Nếu bỏ vợ đã cưới 3-5 năm thì đền 10 lượng. Nếu trên 6 năm thì phải đền 20 lượng vàng cho vợ để vợ làm vốn sinh sống về sau.

Riêng trường hợp gia đình khá giả theo đánh giá của tòa án, chồng bỏ vợ còn phải chia gia tài với tỷ lệ theo số năm: 1-2 năm 10% 3-5 năm 20% 5 năm trở lên 30%.

Ở chiều ngược lại, nếu người vợ muốn l·y h·ôn thì hoàn toàn không cần đền bù từ cả hai bên. Bởi vậy các ông nhà giàu cưới vợ hai ba phải coi chừng mất vàng cưới vợ, rồi bị vợ bỏ ôm vàng đi mất.

Dĩ nhiên chuyện gia đình hai vợ chồng, ai phải ai trái rất khó nói, nhưng đừng quên hệ thống pháp luật và tòa án của đế quốc được hỗ trợ bởi một thần khí giúp đưa ra phán xét được công bằng nhất.

Thần khí đó chính là 50 triệu phù điêu quốc kỳ theo dõi trong phòng khách mỗi nhà, được giá·m s·át chặt chẽ bởi các quan chức người máy trong bộ quốc phòng.

Nó ở đó không phải để rình mò mà là để bảo vệ mọi người được bình an trước các thế lực thù địch, bảo vệ người chồng hoặc người vợ trong các trường hợp v·a c·hạm thưa kiện...

Tổng hợp tất cả lại làm cho đế quốc Đại Thịnh xảy ra một nghịch lý: chế độ đa thê không có làm giảm giá trị của người phụ nữ, ngược lại phái nữ còn được luật pháp bảo hộ tăng địa vị lên rất cao trong gia đình.

...

Cả buổi sáng 5/1, thật sự thì Giang Bình An không thể đi thăm dò hết cả nước, hắn chỉ thăm dò được 4 nơi, một nơi trồng lúa, một nơi trồng rau, hai nơi trồng Dù Bạch Kim.

Người đông nhộn nhịp, nhưng chỉ mới ở giai đoạn làm đất, ươm giống. Người nào cũng quá quen với việc nhà nông nên không ai bỡ ngỡ, chỉ có những máy móc cơ giới quá hiện đại và quá hiệu quả là làm họ tò mò.

Đến cuối ngày làm việc đầu tiên thì ai cũng bất ngờ rồi cười tươi như hoa nở, vì được đế quốc tặng riêng một chiếc siêu cấp xe đạp.



Gọi là siêu cấp vì xe đạp này rất khác với xe đạp thông thường mọi người vẫn biết.

Đầu tiên hai bánh xe của nó không cần bơm hơi, vỏ ruột xe được thay thế bằng sợi carbon xốp với kết cấu tổ ong đặc biệt, rất nhẹ, rất đàn hồi, không sợ cán đinh. Nếu ghim trúng đinh thì về nhà rút đinh ra là được.

Thân xe, ghi đông... Hầu như đều làm bằng sợi carbon siêu bền, siêu nhẹ. Ngay cả đĩa, sên, lip cũng thay bằng dây curoa siêu bền...

Siêu xe đạp tới tay, 200 triệu công nhân cùng xe đạp của mình túa ra các con đường để về nhà ở phạm vi cả nước.

Xe có nhiều màu nên làm cho các con đường rực rỡ hẳn lên: Xanh- đỏ- tím- vàng- đen- trắng- hồng - lam đủ các sắc màu, báo hiệu một thời đại rực rỡ đã đến với mọi người.

Thế nhưng chỉ có số ít công nhân là biết chạy xe, còn lại hầu hết đều là dắt bộ, nhưng mọi người rất vui. Đặc biệt nhất là những gia đình có nhiều người cùng đi làm, cùng nhận được nhiều xe đạp.

Kỷ lục nhận xe đạp nhiều nhất của một gia đình là: 8 chiếc xe, đủ tám loại màu tươi đẹp.

Thế nhưng việc đời lúc nào cũng có kẻ vui người buồn. Nếu như có quá nhiều gia đình được lãnh nhiều xe một lúc, thì cũng sẽ có số ít gia đình không có chiếc xe nào do không có người đủ điều kiện đi làm.

Ngay tối hôm đó, các màn hình lớn tuyên truyền khắp đế quốc đã chiếu một đoạn video, ghi cảnh hoàng đế Phổ Nghi chúc mừng cả nước đi làm việc ngày đầu tiên thuận lợi, hoàng đế công bố ngày 5/1 về sau sẽ là ngày hội Đại lao động của cả đế quốc. Ngày này mỗi năm các công nhân sẽ được công ty trao tặng các món quà khác nhau để tri ân mọi người.

Hoàng đế Phổ Nghi chúc mừng 200 triệu công nhân nhận được 200 triệu chiếc xe đạp, và kêu gọi mọi người phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chia sẻ những gì dư thừa cho những người chưa có xung quanh.

Sau đó clip có quay cảnh hoàng đế mang xe đạp của ông tặng cho một nhà không có người đi làm, không nhận được xe.

Gia đình này cực kỳ cảm động, đã không kìm được nước mắt mà khóc như mưa, đây là những giọt nước mắt sung sướng.

Đích thân hoàng đế trao tặng làm giá trị món quà tặng tăng lên cả trăm lần, dù rằng bản thân nó cũng đã quá đặc biệt: nó không sơn, mà được dát 1,5 kg vàng ròng, làm chiếc xe từ trọng lượng 2kg tăng lên 3,5kg.

Đây là một chiếc xe ngự dụng của Giang thủ tướng tặng riêng cho hoàng đế. Nghe đâu sau này chiếc xe được gìn giữ cẩn thận, làm của gia truyền suốt mấy đời.

Biết được tin này Giang Bình An thầm hỏi không lẽ vì chiếc xe dát vàng nặng nề hơn nên hoàng đế mới ghét bỏ không xài?

Đến mãi ít lâu sau hắn mới biết được gia đình mà hoàng đế Phổ Nghi tặng xe là gia đình bên nội người yêu của ông ta.

Cảm giác khi biết được tin đó của Giang Bình An thật khó nói, nhưng cảm giác của dân chúng khắp cả đế quốc nhìn thấy clip tặng xe vàng của hoàng đế thì rất xúc động.

Sau đó mọi người tự phát hình thành phong trào trao tặng xe dư trong nhà cho hàng xóm không có, ví dụ như hai vợ chồng có thể cùng chung xe đi làm, hai anh em đi chung, 2 bố con đi chung... Các xe dư ra được trao tặng cho những gia đình không có xe, đây có thể nói là một hành động làm việc thiện đầu tiên, khởi đầu cho quốc giáo của đế quốc: Thiện giáo.

Trong không khí vui vẻ như vậy, Giang thủ tướng lại di chuyển một vòng khắp đế quốc, hoàn thiện bổ sung yêu cầu của các bộ nêu ra trong buổi báo cáo. Ví tiền ảo liên tục chi ra, Giang Bình An xài tiền ảo HP đến độ rung tay, hắn rên rỉ:

- Trời ơi, chuyến này xuất huyết quá nhiều rồi...

Bình Luận

0 Thảo luận